Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Việt Nam là một đất nước nhỏ.

Trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to.


Trong cái thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ.


Trên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to.


Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ.


Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to.


Các ông quan to xách những cái cặp rất nhỏ,


Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to.


Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ.


Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to.


Thất thoát thì rất to nhưng trách nhiệm thì rất nhỏ.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011






Cách uốn những cây trực quá thẳng
Đối với những cây trực qúa thẳng có thể uốn cành rơi để tạo nét ấn tượng và phá nét thẵng đi:Cây ỗi lá trung này cao 1m2 thân chỉ bẳng bắp tay, làm kiểu gì cũng xấu, chì còn làm chi rơi nét cực khó mới ấn tượng được:




Uốn cây theo chủng lọai và thời điểm

Trong chúng ta – những người đã biết chơi cây, biết uốn cây – có lẽ ai cũng đã từng cầm những sợi dây nhôm để uốn sửa những cây bonsai cuả mình được theo như tiêu chuẩn họăc theo như ý riêng của mình. Tuy nhiên một số người do chưa để ý kĩ lắm về sinh lí riêng của từng lọai cây nên không hiểu vì sao sau khi uốn cây lại gặp các trường hợp chi chết bỏ cành, hay thậm chí chết nguyên cây.Để tránh các trường hợp như vậy chúng ta phải để ý đến đặc điểm từng lọai cây để có cách thức uốn và thời điểm uốn cho thích hợp.Bài này sẽ nói về cách thức uốn dây cho một số chủng loại hay gặp và thời điểm uốn để giúp các bạn tránh làm chết chi, hay chết cây đồng thời đạt được kết quả tốt nhất để có được 1 tác phẩm như ý :Về thời điểm nói chung là chọn lúc nào cây chuẩn bị bước vào thời kì phát triển mạnh thì uốn là thời điểm tốt nhất bình thường là mùa hè và mùa xuân. Và TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LẶT LÁ UỐN CHI KHI LÁ CÒN NON.Còn về chủng lọai Tổng hợp có thể chia ra làm 2 lọai cây để chọn cách thức uốn:- Đối với lọai cây xanh quanh năm thì quấn dây vào thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân) . - Đối với loại cây rụng lá theo mùa thì vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông).Nói riêng về một số chủng lọai có một số cần chú ý sau:- Các lọai tùng hay lọai lá kim, lá dài như Vạn niên tùng, dương, thanh liễu, ngọa tùng, duyên tùng, thông … thì không được lặt lá hoặc thay chậu trước khi uốn.- Các lọai cây xanh quanh năm hoặc xanh với thời gian dài như sanh si, kim quýt khi lặt lá để uốn nên chú ý : không lặt hết mà phải chừa lá lại hoặc cắt nửa lá già nếu cây còn non, hoặc phải lặt hết tòan bộ lá đối với cây già.- Mai chiếu thủy: cũng phân làm 2 lọai: oLoại xanh quanh năm như Thanh mai, kim thanh mai, lá tứ, kim lá tứ, đuôi chồn…không nên lặt lá khi uốno Lọai rụng lá theo mùa như lọai lá kim: thì khi thấy lá vàng khỏang 20% thì phải lặt tòan bộ, nếu không cây sẽ ttự động bỏ chi, hay yếu dần, sau khi lặt có thể uốn ngay.o Riêng lọai lá trung và lá lớn uốn khi đã lặt hết lá già.- Sam núi: Uốn khi chi còn xanh hoặc hơi sẫm màu.- Các lọai cây da mỏng như Khế, Sơri, Bông giấy…không nên lặt lá khi uốn, Phải uốn cong từ từ trong 1 thời gian, không nên uốn ngay, khi uốn tránh làm da bị “vỡ nước” sẽ gây bỏ cành- Linh sam, hoặc các lọai cây dễ bị trả lại vị trí cũ sau khi tháo dây: Để tránh trường hợp uốn không bị trả lại, khi uốn phải chú ý vừa uốn vừa xoắn vặn, tại các điểm cong khi uốn chú ý uốn quá điểm cong mình mong muốn cho đến khi nghe phần gỗ bên trong hơi “chuyển mình” 1 chút rồi uốn lại điểm mình định làm.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Vì sao tôi thích lái số sàn

Tôi rất thích lái xe, đặc biệt số sàn vì cảm giác được làm chủ thực sự. Tiếng "kịch" khi vào số, tiếng "èn" khi nhấn ga, leo dốc hay vượt theo kiểu "em ơi vút lên một tiếng đàn".
Nếu lỡ đuối vì mất trớn thì mình có thể ra tay hào hiệp. Lùi số, tiếp ga để "nàng" lấy lại sức mạnh. Muốn thế, kỹ thuật lái phải phối hợp nhịp nhàng côn - số - ga - phanh. "Vợ hai" vốn hiền lành, dễ thương, biết nghe lời. Nhưng không phải ai cũng biết cách được chiều.
Tuy nhiên nàng dịu dàng êm ái, cáu bẳn hay gắt gỏng tùy thuộc vào độ nhuần nhuyễn của kẻ cầm cương. Số tự động đơn giản, dễ dàng nhưng vì thế mà mất đi cảm giác của kẻ chinh phục.
Thật tình lái số sàn thích nhất là anh chàng côn. Điều khiển anh ta hợp lý tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa các bác tài. Côn cũng như cá tính của một thanh niên. Vào thì mạnh mẽ và dứt khoát, nhưng ra thì nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tăng-giảm số.
Có lúc thì "nhấn nhứ" theo kiểu vào không vào hẳn mà ra cũng không ra hẳn. Cần tăng tốc thì côn như chàng lính chiến xung trận. Vào mạnh mẽ và ra cũng oai hùng: nhấn ga, qua mặt, ra ga, vào côn, chuyển số, nhả côn và vào ga.
Một chuỗi các thao tác liên hoàn như kiểu đá bóng tiqui taca đầy mê hoặc của Barcelona trong trận chung kết Champion League 2011. Vèo một cái đã qua mặt. Cảm giác này ở số tự động rất tiếc là không.
Bên cạnh anh chàng côn, "em" số cho ta cảm giác làm chủ thực sự. "Kịch" khi sang số, cùng thao tác ra côn vào ga như tiếp thêm sức mạnh. Khác với anh côn, số luôn phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, dù tiến hay lùi.
Để số nhẹ phải ăn ý với anh côn và tốc độ. Lúc leo đèo, vượt dốc, anh côn, em số kết hợp với chú ga thì không khác gì bộ ba Xavi, Iniesta và Messi phối hợp.
Bác phanh như một hậu vệ vững chắc, trông thô kệch, không màu mè nhưng cực kỳ hiệu quả. Nếu đạp bác đột ngột thì sẽ nếm đòn ngay.
Nguyên tắc với bác phanh là xe trước “đỏ” thì bác “đỏ”. Khoảng cách gần là phải “vuốt ve”. Xuống dốc hay giảm tốc thì phải hỏi nhẹ qua bác phanh, sau đó anh côn rồi em số trước khi quyết định.
Biết cách "nói chuyện" với côn - số - ga - phanh sẽ cho ta xúc cảm cực kỳ thú vị! Tôi rất thích câu nói của một bác nào đấy có lần chia sẻ trên diễn đàn: "người đàn ông ai cũng giống nhau, chỉ khác ở chiếc xe anh ta đi". Tôi bổ sung thêm ..."và là cách mà anh ta lái" nữa.
Vài cảm nhận cá nhân lúc "trà dư tửu hậu" cùng các bác.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Sớm tối chăm chăm tưới đất nhàTưới

Sớm tối chăm chăm tưới đất nhà
Tưới thành vườn thúy nở muôn hoa
Ngày xem hoa nở chừng chưa đủ
Đêm lại miên man dưới nguyệt tà


==============


Chỉ vì tham chút nhị vang



Cho nên cúc mới muộn màng về thu



=========


đường đi khó không khóvì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e song

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Nhanh, chậm trong kinh doanh

Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
Tôi và anh khá chênh tuổi nhau. Anh hơn tôi khoảng 14 tuổi. Khi tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp của anh đã thành lập trước tôi gần chục năm. Anh là một thanh niên thông minh, là học sinh giỏi quốc gia rồi được đi học nước ngoài.
Về nước với vốn kiến thức phong phú, ngoại ngữ cừ và một ít vốn khi anh buôn bán khi đi học gần như ngay lập tức anh mở công ty chuyên mua bán vật tư thiết bị. Và cái lợi thế đó của anh nhanh chóng phát huy. Doanh nghiệp của anh ngày một lớn mạnh, mối quan hệ của anh ngày một rộng lớn và anh đã là ông chủ cỡ lớn.
Rồi khi thấy thị trường tư vấn thiết kế béo bở gần như ngay lập tức anh có ngay công ty tư vấn của mình. Đó là thời điểm tôi gặp anh. Công ty tôi mới ra đời và toàn phải đi làm các hợp đồng thầu phụ. Tôi tìm đến anh để xin làm thầu phụ còn anh thì cần tôi bởi anh không muốn nuôi quá nhiều quân phức tạp vì anh có quá nhiều lĩnh vực kinh doanh cần phải quan tâm. Và cách làm tốt nhất là khoán cho các công ty nhỏ như công ty của tôi.
Có thể nói thời điểm đó tôi rất thần tượng anh, một con người khi tôi gặp toát lên vẻ sang trọng, hiểu biết quan hệ rộng rãi. Tôi tự nhủ rằng không biết đến bao giờ mình có thể làm được như anh.
Vào cuối năm 2004 đầu năm 2005, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển thì anh gần như ngay lập tức đã nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện việc thành lập công ty chứng khoán. Và năm 2006 công ty chứng khoán của anh ra đời. Chắc các bạn cũng biết đó là thời điểm vàng để đầu tư chứng khoán. Và lợi nhuận liên tiếp bay vào túi anh. Anh đã bỏ quên hết các lĩnh vực đầu tư của mình. Công ty tư vấn của anh có thể nói là rất hùng mạnh lúc bấy giờ anh cũng bỏ quên.
Anh say mê với lĩnh vực mới với những lợi nhuận khổng lồ mà như anh đã từng nói với tôi cứ mở mắt ra anh có hàng tỷ đồng. Tiền đến với anh càng dễ bao nhiêu thì các lĩnh vực kinh doanh khác của anh cũng dần dần chết hoặc phát triển ẹo uột. Lúc đó tôi nhìn thấy công ty tư vấn của anh ngày một đi xuống mà tiếc cho nó. Tôi tiếc lắm và cứ nghĩ nếu nó vào tay tôi thì tốt biết bao. Nhiều đêm tôi ao ước điều đó vì công ty đó có một hồ sơ kinh nghiệm hoành tráng, có giấy phép được hoạt động đến mức tối đa. Trong khi công ty của tôi lúc đó thì quá nhỏ bé.
Bẵng đi một thời gian tôi vẫn miệt mài với công ty nhỏ bé của mình từng bước từng bước một công ty của tôi tiến dần vào thị trường và từng bước tạo được uy tín và khách hàng đến với tôi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng tôi cũng có nghe tin về công ty của anh nhưng toàn là tin không tốt. Trong một lần qua thanh toán nốt công nợ mà công ty anh còn nợ tôi. Thì tôi vô cùng bất ngờ, cả một công ty tư vấn to đùng ngày nào với mấy chục nhân viên tọa lạc trên một con đường lớn của thủ đô trong một ngôi nhà cao tầng hoành tráng thì bây giờ chỉ còn 3 người. Một phó giám đốc một kế toán và một nhân viên sai vặt.
Tôi có tìm hiểu và được biết đã mấy năm qua anh mải mê với chứng khoán anh đã bỏ quên công ty này rồi. Thậm chí ba bốn tháng anh mới đến thăm công ty. Công ty hay cái cây cũng thế thôi. Muốn nó phát triển thì người chủ của nó phải thường xuyên tưới bón chăm bẵm nó mới có thể lớn được. Anh đã không quan tâm đến nó và để nó chết một cách thảm thương. Và đến một ngày tôi vô cùng bất ngờ khi nghe tin buồn về công ty chứng khoán của anh và tôi thực sự buồn cho anh. Một con người nhanh nhạy với thị trường thế mà giờ đây lại có một kết cục như vậy. Tôi vẫn còn nhớ như in khi anh thành lập công ty chứng khoán vào thời điểm thị trường bùng nổ trong lúc anh em ngồi nói chuyện anh từng nói với tôi câu nói mà tôi ấn tượng tận đến bây giờ: "Ở Hà Nội lắm người giầu nhưng người giầu hơn anh không phải là nhiều". Không biết anh còn nhớ câu nói này của anh không.
Thật vậy chuyện nhanh chậm tưởng chừng là chuyện của một phương tiện giao thông hay là câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa. Nhưng không phải nó vẫn hiển hiện quanh ta, ngay trong ta, trong bạn ta trong xã hội này. Nhanh có nghĩa là sẽ biến con người ta thành cái máy, chúng ta đến mục tiêu nhanh hơn. Chọn con đường nhanh với nhưng tính toán chớp thời cơ đồng nghĩa chúng ta sẽ phải cạnh tranh, ganh đua quyết liệt. Hệ quả tất yếu của những áp lực đó chính là sự không chắc chắn. Khi quá nhanh chúng ta sẽ không đủ thời gian đề hoàn thiện các bước đi của mình mà vô hình chung chúng ta bỏ đi nhiều thứ mà giá trị của nó lớn hơn. Khi chúng ta chậm thì sao, có lẽ ngược với nhanh chúng ta lại cẩn trọng quá để rồi có nhiều cơ hội đến chúng ta bỏ qua nó. Âu cũng là tính của con người ta.
Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi của mình, bạn nhận thấy, phải chăng, những bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn có.
Nhà văn Nguyễn Thanh Bình có từng nói trong tản văn của mình là: “…tôi sẽ tập ăn chậm để thấy vị ngọt của hạt gạo quê xứ nghèo, tập đi chậm để thấy hai hàng cây bên đường thay lá, tập sống chậm lại, chậm lại để nhận thấy tình đời tình người lấp lóe bên tôi…”. Thật là chí lý chậm không có nghĩ là chúng ta chậm lại mà là chúng ta cho nhịp sống có một khoảng không gian thực sự sống thực sự cảm xúc và cảm nhận được cho nó. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
Nguyễn Hiếu

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Canh bạc Apple Store sau 10 năm





Năm 2001, Apple xây dựng gian hàng bán lẻ đầu tiên của họ tại trung tâm Tysons Corner Center ở Virginia (Mỹ), một hành động mà giới quan sát khi đó nhận định là quá mạo hiểm.
Apple Store đầu tiên tại Tysons Corner Center. Ảnh: Flickr.
Tuần này, hãng sản xuất iPhone sẽ kỷ niệm 10 năm sự ra đời Apple Store. Khi Apple khai trương cửa hàng vào những năm đầu thế kỷ 21, không nhiều người tin họ sẽ thành công. Thời điểm đó, các nhà sản xuất phần cứng phân phối máy tính và các thiết bị điện tử khác tới đại lý và những đại lý này sẽ bán sản phẩm của họ song song với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ngoài chuyện giảm chi phí, mô hình đó được đánh giá cao còn vì người ta cho rằng khách hàng muốn tới nơi đem đến cho họ nhiều lựa chọn, thay vì bước vào một cửa hàng điện tử chỉ trưng bày sản phẩm của duy nhất một công ty.
Mọi nghi ngờ nhanh chóng được xóa bỏ và tính đến cuối năm 2010, Apple đã mở 317 cửa hàng, trong đó 233 Apple Store ở Mỹ và 84 ở châu Âu và châu Á. Nơi trưng bày những thiết bị ăn khách như iPhone, iPod, iPad và MacBook này đóng góp 3,2 tỷ USD, chiếm 13% doanh thu bán hàng trong năm tài khóa 2010 của Apple.
Với những người ủng hộ, cảm giác khi đến Apple Store giống như bước vào cửa hàng Prada (nhãn hiệu thời trang cao cấp của Italy). Còn những người không thích lại nhận xét rằng đó chỉ như các câu lạc bộ dành cho những fan mù quáng và trung thành.

Xem ảnh Apple Store ở một số nước.
Mô hình kinh doanh độc đáo của Apple, từng được giới quan sát coi là canh bạc mạo hiểm, nay trở thành biểu tượng và đang được các hãng điện tử khác học theo như Sony, Microsoft... Nhưng dù những công ty này có nhiều thiết bị cao cấp, chất lượng, họ lại không sở hữu sản phẩm khiến người ta phát sốt như của Apple.
Apple dự định sẽ mở thêm 40 cửa hàng nữa, 3/4 trong số đó ở bên ngoài nước Mỹ, trong năm 2011.
Châu An

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Cổng nên mở hướng vào trong

Mỗi công trình kiến trúc trong vườn đều đem đến nguồn năng lượng riêng. Một số mẹo vặt sẽ khiến khu vườn của bạn thêm hoàn hảo.

Cổng

Nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà. Bảo quản cổng trong điều kiện tốt vì cửa kêu cót két hoặc gãy sẽ mang đến điều không may mắn.

Nên xây cột đá hai bên cổng. Cổng hướng Bắc, Đông và Đông Nam nên sơn màu đen. Cổng ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc nên sơn màu đỏ. Cổng màu trắng nên đặt ở hướng Tây, Bắc và Tây Bắc.






Lối đi

Không nên thiết kế theo dạng đường thẳng với những khúc cua nhọn. Trái lại, nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc.

Đừng đặt những tấm đá lót đường đi hướng thẳng tới cửa chính.

Nên trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho bạn.

Chọn vật liệu, kiểu dáng: Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…




Hàng rào

Không nên quá gần hoặc cao hơn ngôi nhà. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.

Hàng rào nên có chiều cao đồng đều. Hãy cẩn thận với những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà. Điều này tạo nên nguồn năng lượng không tốt.




Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.








Lò nướng

Không đặt quá gần cửa chính hay cửa sổ. Không nên đặt lò nướng ở hướng Tây hay Tây Bắc của khu vườn. Nên đặt lò nướng ở hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc.




Nếu không tìm được hướng thích hợp, bạn hãy dùng bộ lò nướng di động để dễ cất sau khi sử dụng xong.

Theo Tạp chí Thành Đạt
Hình minh họa

Sân nhà và những điều nên tránh

Trong điều kiện mà diện tích mỗi ngôi nhà ngày càng nhỏ đi như hiện nay thì việc có một khoảng sân là một điều may mắn. Vì vậy bạn cần lưu ý sao cho khoảng sân này không mắc phải những điều nên tránh.
Có một số điểm mà bạn cần lưu ý khi bố trí khoảng sân của mình:
Thứ nhất: tránh trồng cây to trước sân nhà. Cây to trước sân nhà sẽ che hết ánh sáng và cản trở việc thông gió. Hơn nữa, quá nhiều lá rụng không chỉ khổ về chuyện quét dọn mà còn dễ ảnh hưởng không tốt đến nhà. Đặc biệt là vào vào mùa mưa, lá rụng nhiều sẽ khiến cho khoảng sân ẩm ướt là điều kiện dễ gây mầm bệnh. Vì vậy nếu bạn muốn trồng cây cho khoảng sân này thì tốt nhất nên thảo luậnvới chuyên gia nghệ thuật sân vườn, để chọn ra một loại cây có mức độ phát triển giới hạn.

Thứ hai: Tránh giữa sân có hồ ao làm đất đai ẩm ướt. Theo phong thủy học cho rằng, giữa sân có hồ nước hoặc các công trình khác khiến đất đai ẩm ướt là rất không tốt.


Thứ ba: tránh sân nhà lát đá mang lại âm khí. Sách phong thủy về nhà cửa khuyến cáo rõ ràng rằng, nếu không suy xét kỹ vấn đề nhà ở rộng hẹp, tùy tiện lát đá trên nền đất sẽ tạo ra nhiều âm khí, khiến cho nhà cửa suy yếu, cô quạnh. Hơn nữa nếu lát đá, vào mùa hè, nhiệt độ cua rnhữung viên đá sau khi bị mặt trời thiêu đốt có thể lên đến chín mười độ làm cho khoảng sân trở nên rất nóng và phả cả vào nhà làm cho ngôi nhà trở nên nóng nực. Vào mùa đông, những viên đá có nhiệt độ rất thấp do bị lạnh vào ban đêm và hút nhiệt của xung quanh vào bạn ngày nên sẽ trở thành trung gian mang đến không khí lạnh. Vào mùa mưa thì nó lại trở thành chướng ngại cản trở nước mưa bốc hoi, khiến cả khoảng sân biến thành một vùng lầy lội, ẩm ướt.
Bài: Nhật Minh(Tuvankientruc)

Cây cối trong phong thủy

Mộc được xem là yếu tố có sự sống trong ngũ hành của phong thủy. Đó là nhờ thực vật, biểu trưng tích cực nhất trong sự tăng Mộc khí. Thực vật sở hữu dương khí bên trong và tăng thêm khí này cho không gian xung quanh. Thực vật còn là biểu hiện sự cân bằng âm dương trong vườn.
Để có được một không gian tốt theo phong thủy, cần phải chú ý đến cách dùng thực vật. Bạn nên dành thời gian để kết hợp nhiều loại cây với nhau. Sự kết hợp này phải theo các nguyên tắc về hướng, hình dạng và cả màu sắc.Một số loại cây mang lại vận may, một số loại khác lại mang đến điềm xui. Bạn nên kiểm tra kỹ những yếu tố hoặc đặc điểm của thực vật để có kết quả tốt nhất.Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh là dấu hiệu cho thấy nhà đó có phong thủy tốt. Điều này phản ánh sự hiện diện của dương khí (khí tốt), đồng nghĩa với sự thịnh vượng, hạnh phúc.Khu vườn cũng quan trọng như ngôi nhà. Nếu bạn để chúng nhếch nhác, cây cối mọc um tùm, chúng sẽ phá hủy nguồn khí tốt đang tồn tại xung quanh nhà.Nên chọn các loại cây, hoa tùy theo tình trạng của đất cũng như ánh sáng và điều kiện khí hậu của khu vườn.Đừng bao giờ để cây cối mọc lộn xộn và bừa bãi. Đừng để cỏ dại mọc chen lấn giữa các luống hoa. Luôn phải quét dọn sạch sẽ lá khô và những thứ rác khác trong vườn.Theo văn hóa Trung Hoa, mận, trúc, lan và cúc được xem là bốn loại hoa quyền quý.Cây mận: Hoa của chúng tượng trưng cho sự trong trắng và thanh cao.Cây trúc: Biểu tượng của kỷ cương, chính trực.Hoa lan: Kín đáo và mạnh mẽ trong tính cách.Hoa cúc: Trong sáng, chân thật.Hoa lan và cúc được xem là những loài hoaquyền quý và mang vận may đến nhà bạn.Một số cây cối mang lại vận mayTheo phong thủy, một số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác. Thực vật mọng nước với những chiếc lá tròn, đầy đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất.Các loại cây thuộc loại sống đời: Loại cây này mang lại cho bạn tiền bạc và sự thịnh vượng. Trồng chúng trong một chậu lớn và đặt gần cửa trước. Tuy nhiên, không nên để chúng mọc cao quá một mét. Chúng thuộc họ cây mọng nước vì thế bạn nên hạn chế tưới nước.Cây phát tài: Loại cây này mang đến sự giàu sang và may mắn về tiền bạc. Nên đặt chúng gần cửa chính. (Theo diaoc, thantainhadat.com)

Phong thuỷ với non bộ và phong linh





Những nhà phong thủy dùng bí thuật sử dụng non bộ để yểm triệt hung mạch. Hòn non bộ tuyệt đối không bố trí nơi kiết mạch vì nó làm phá hỏng các mệnh mạch tốt mà ảnh hưởng cho cả địa cuộc. Hòn non bộ cũng không đặt trên các tầng lầu _ và không đặt trên đường trục mạch vãng lai tâm. Dù cho có các hung mạch xấu ở ngay trên khu trục mạch này nhưng vẫn không được đặt hòn non bộ.
Nguyên lý chế tác non bộ dù theo hình thức nào đi nữa cũng phải tuân theo ngũ hành, phải dựa vào cái gốc căn bản của phong thủy mà biến hóa, mà bố cục theo âm dương tương đồng, không thịnh âm khuyết dương, cũng không thịnh dương khuyết âm. Dương là ban ngày, là sự sống, sự sáng, sự nóng, là mùa xuân, mùa hạ… Âm là ban đêm, là sự chết, sự tối, sự lạnh, là mùa thu, mùa đông. Thiết kế non bộ nơi lồi ra là dương, là núi, là doi… chỗ khuyết vào là âm, là vũng, là vịnh… chế tác non bộ phải dựa vào âm dương ngũ hành để bố trí nơi nào trồng cây, cây lúc nào cũng mọc vươn ra ánh sáng mặt trời gọi là dương – còn màu rêu phong sẩm tối khuất sau mỏm đá, hay một dòng suối róc rách , một cái hang tối đen có lắp chiếc cầu cong cong ngang qua gọi là âm. Như vậy non bộ là tóm thâu cả một bầu trời non nước để thu nhỏ lại trong một khung cảnh giới hạn chừng mực. Do đó muốn chế tác non bộ phải tuân theo quan điểm của phong thủy mà thực hiện chứ không phải muốn làm theo sở thích của mình như thế nào cũng được.



Có nhiều người khéo tay tự làm non bộ, làm nhiều rồi quen tay – và tự nhận mình là nghệ nhân chế tác non bộ - rồi đứng trước tác phẩm của mình thì cà lăm không biết giải trình một lý lẽ nào. Non bộ đâu phải là một cách trang trí đơn thuần, một kiểu làm đẹp ngôi nhà theo cảm tính – mà non bộ là cả một nghệ thuật siêu nghệ thuật của người xưa. Một thú chơi tao nhã của kẻ tao nhân mặc khách. Non bộ nó là cả một bầu trời sáng tác của người thi sĩ – non bộ là biển cả bao la của những dòng tư tưởng triết gia –non bộ nó là chất liệu ngọt ngào, là tình yêu thương, là dòng suối dịu hiền của những con người biết hướng tâm về đấng dưỡng dục sinh thành –non bộ nó làm phát huy tinh thần lãng mạn, tăng trưởng tình yêu quê hương đất nước – và non bộ cũng là chốn an định đưa những vị thiền sư Trung Hoa Nhật Bản vãng lai cõi sắc không mà minh kiến bản lai diện mục.

Nói tóm lại non bộ nó có cái hồn. Cái hồn thâm thúy muốn nói lên tư tưởng của chú nhân với quan điểm của cuộc sống. Và điều quan tâm lớn nhất của phong thủy là đặt vị trí non bộ ở nơi nào để bổ sung âm dương địa cuộc, thông thóang ngũ hành cho căn cơ mà giải triệt hung mạch.



Phong cách thiết kế non bộ, các nhà phong thủy còn phân tích ra các hình thức sau :
Hạn mộc cảnh :
Loại hình xây dựng trên khô, được thực hiện với những pho đá san hô, hay đá vôi, và sử dụng các gốc cây khô, cây xương rồng cằn cỗi như cảnh hoang sơ ở vùng sa mạc. Đây cũng là quan niệm non bộ của Nhật Bản hay dùng hình thức này để nhấn mạnh thêm cái phần chân đế tĩnh lặng theo thuyết lý Lão Trang.
Thụ mộc cảnh :
Sử dụng cây kiểng là chính, thể hiện cây cổ thụ ở giữa đồng nội, có chú mục đồng, có con trâu gặm cỏ. Hoặc cây cổ thụ có rễ um tùm ở giữa thảo nguyên. Hoặc cây thiên tuế thâm niên, cây lão mai, cây sứ đại… ở giữa đồi cỏ mấp mô, để nơi này sẽ trở thành hoa viên cây cảnh trong sân vườn.
Sa thạch cảnh :
Loại hình này thường được thực hiện trên nền cát nhuyễn hoặc những khỏang sân vườn có trải sỏi trắng và sử dụng những pho đá có nhiều hình thù đẹp mắt nói lên những ý nghĩa mà chủ nhân muốn nói để hóa những phiến đá vô hồn này thành những linh hồn.
Thủy mộc cảnh :
Thiết kế non bộ theo hình thức này – nhà phong thủy muốn bảo tồn cho thế đất của địa cuộc – không san bằng chỗ cao, không bồi lấp chỗ trũng – mà giữ nguyên thế dáng của đất theo phương truyền « thượng nhất thồn như vi sơn – hạ nhất thốn như vi thủy ». Nghĩa là chỗ cao hơn 1 tấc là núi, chỗ thấp hơn 1 tấc là nước. Thế đất này mấp mô cao cao thấp thấp trồng cỏ non Nhật Bản, phối trí các cây cổ thụ bon sai với những dòng suối nhỏ róc rách quanh co.
Thủy thạch cảnh :
Chế tác non bộ theo hình thức này, sử dụng đá và nước là chính, cây là phụ - cách sắp xếp các khối đá tạo nên cảnh hoang sơ hùng vĩ và tạo dòng nước như thác đổ, có nơi phối trí từng giọt rơi rơi như sương sớm, cùng những cây si, cây bon sai nho nhỏ, vị tiều phu gánh củi qua cầu, ngư ông ngồi câu cá, có mái chùa cong cong…

Nhà phong thủy tùy vào địa cuộc mà định vị bố trí hòn non bộ. Tùy vào tuổi tác của chủ nhân mà sử dụng một trong năm hình thức non bộ vừa mới nói ở trên.
Phong linh
Phong linh còn gọi là chuông gió, chuông gió này hiện nay ở các nhà sách, các cửa hàng văn hóa phẩm có bán rất nhiều, khi mua phải chịu khó chọn loại có âm thanh trong sáng, ngân vang, trầm bổng… tránh mua các loại có tiếng chát chói, trầm đục.



Phong linh hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt – hài hòa giữa con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với đất trời. Nhờ có phong linh ta mới nghe được âm điệu – nhờ có âm điệu ta mới thấy được sự hiện diện của gió – nhờ có thấy được gió ta mới nghe được âm điệu của chuông. Cho nên phong linh dẫn ta đi đến cái duy thức về âm dương một cách lý thú tuyệt vời. Như vậy phong linh đã tạo nên được sự tương quan giữa chuông và gió – giữa con người và không gian – giữa sự sống động và sự tĩnh mịch. Từ đây ta có thể khái niệm : - trong một không gian tĩnh lặng là âm – có làn gió nhẹ thóang qua là dương – làn gió này tác động đến một dây chuông đang nằm bất động là âm – để từ đó phát ra thanh vang là dương. Ngay trong thể dương đã hiện diện thể âm thực tại – và từ thể âm thực tại lại sinh hóa ra thể dương sống động mà tạo nên một sự tương dung của đất trời.
Ta cũng có thể suy luận : nếu không có chuông làm sao thấy gió động ? Và nếu không có gió làm sao biết chuông động ? Từ ở chỗ này ta ngộ ra được cái tinh hoa của đất trời là chẳng phải gió động – cũng chẳng phải chuông động – mà do tâm ta động – do tâm thức của con người tác hợp vào ngoại cảnh bao la của vũ trụ để thấy được cái vi diệu của thiên nhiên mà biến hóa – mà vận hành theo sự sinh tồn của nguyên lý âm dương – để từ đây có sự giao liên giữa đại vũ trụ bao la bên ngoài và tiểu vũ trụ thực hữu trong ta – và cũng từ đây tư tưởng của dịch học và thiền học gặp nhau.

Bài: Trúc Vy (Remak Architecture)

'Ngoại hình' nhà ở theo phong thủy



Con người cư trú lấy đất lớn, núi sông làm chủ, nên khí mạch của đất lớn, núi sông là rất quan trọng. Chúng liên hệ mật thiết với họa phúc của con người. Nếu ngoại hình nhà không tốt, chỉ có nội hình đúng phép thì cũng không tốt hoàn toàನ
Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí mới tốt, khô khan thì không nên. Một ngoại hình đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng đông (thanh long), có đồi thấp ở hướng tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng bắc hắc quy). Nhà ở được "nước" hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh "Long, Phụng, Hổ, Quy". Biểu tượng "Long" là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.




Quy ước thông thường với ngoại hình nhà. (Bắc - Đông - Nam - Tây tương ứng với Quy - Long - Phượng - Hổ).
Nhà ở địa hình phía đông - tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía bắc - nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến tạo nhà ở. Phía bắc nghiêng đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía nam - bắc dài, phía đông - tây hẹp thì tốt nhưng phía đông, phía tây dài, phía nam, bắc hẹp thì sẽ không tốt.
Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào.
Nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền... đều không tốt vì “góc ao đao đình”. Đặc biệt tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn của ao vì "Sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng".
Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật phong thủy. Nó có ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét... của thiên nhiên. Qua đó, chúng ta có thể quân bình theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại.

KTS Trần Quang Định

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Đôi nét bàn về " CỔ KÌ MỸ VĂN " trong Cây cảnh nghệ thuật






Mình post ý kiến của tác giả Nguyễn Quốc Hùng gửi đến BQT diễn đàn. Các bạn cùng nhau bình luận về lĩnh vực này nhé.







Theo ý kiến của cá nhân tôi, "CỔ KÌ MỸ VĂN" tiêu chí mong muốn đạt được trong nghề chế tác cây của chúng ta tưởng rằng đơn giản nhưng thật khó ...!
"CỔ KÌ MỸ VĂN" là cụm từ Hán Việt nhằm mô tả đánh giá về tổng thể một tác phẩm CCNT, trong đó :"CỔ" là xưa, là lâu năm, nói về cây tức là cây được nhiều năm tuổi."KÌ" theo tôi có 3 khía cạnh :Một là sự kì lạ, lạ thường do thiên nhiên và năm tháng tạo nên, ở cây cảnh gọi là dị thảo.Hai là sự kết hợp giữa tự nhiên và con người với sự kì công, tài hoa của người chế tác, biến sự dị thường đó thành tác phẩm CCNT mang tính độc đáo, đem đến sự kì thúkì lạ, kì công và kì thú."MỸ" nghĩa của nó cũng rất rộng nhưng đơn giản đi "MỸ" là vẻ đẹp, là sự hoàn hảo."VĂN" nôm nà là tính chất văn học trong thi ca, nhạc hoạ ...Để có những tác phẩm hay và đẹp, mọi bộ môn nghệ thuật đều phải có chất "VĂN" bởi "VĂN" là tâm hồn, trí tuệ của người làm nghệ thuật.Ngoài ra, "VĂN" còn là tính chất văn hoá trong nhiều khía cạnh của đời thường, nói gọn lại là tính nhân văn.Còn "VĂN" trong CCNT chúng ta là ý đồ, ý tưởng của người chế tác mang lại hồn cho cây, hồn cho tác phẩm, là tính nhân văn trong mọi lĩnh vực của nghề cây.Trong 1 tác phẩm CCNT, chất "VĂN" thường gắn liền với 3 yếu tố "CỔ, KÌ, MỸ", bởi nếu thiếu sẽ làm tác phẩm trở nên vô hồn dù có cầu kì đến mấy sẽ giảm tính thuyết phục khi thưởng ngoạn, mất đi phần nào sự sinh động của tác phẩm.Chất "VĂN" trong lĩnh vực CCNT chúng ta thường làm cho người chế tác và người thưởng ngoạn dễ đồng cảm, gần gũi nhau.Có những tác phẩm nghệ thuật nói chung, CCNT nói riêng chỉ nhìn một lần mà hút hồn ta mãi không thể quên, đó là hồn của tác phẩm, chất "VĂN" trong nghệ thuật.

Tuy chữ "VĂN" đứng cuối trong 4 yếu tố "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" nhưng nó bao trùm toàn bộ ý nghĩa bởi nó là xuất phát điểm để tạo nên được một tác phẩm CCNT "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" đúng nghĩa của nó.Đơn giản có vậy thôi thế mà có khi cả một đời người tìm tòi, học hỏi, trăn trở chế tác những mong đạt được ý tưởng "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" mà mãi vẫn chẳng thành."Đời người thì mong manh, nghệ thuật thì vĩnh cửu" để rồi một lúc nào đó đào sâu chôn chặt theo cõi hư vô may ra mới thực hiện được phần nào của ý tưởng.Làm nghệ thuật là như vậy đó, một đời trăn trở nhưng đã mấy ai có được những tác phẩm nghệ thuật thực thụ để lại cho đời-thật ít phải không các bạn?原帖地址

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đặc biệt là 6 thứ "không thể được":

Bất luận trong mỗi người chúng ta có bao nhiêu ưu điểm hoặc bao nhiêu nhược điểm, nhất thiết phải duy trì 1 "trung tâm":Tất thảy hãy lấy "sức khoẻ" làm trung tâm Và hãy "quên đi" 3 thứ: quên đi tuổi tác, quá khứ, ân oán. Đặc biệt là 6 thứ "không thể được": - Không để đói rồi mới ăn- Không để khát rồi mới uống- Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ- Không để mệt rồi mới chịu nghỉ ngơi- Không để phát bệnh rồi mới đi khám- Không chờ đến khi già (hoặc...) để rồi mà ân hận.Tuy đơn giản nhưng rất khó phải không các bạn. Bởi vì bản thân tôi cũng đã để đói rồi mới ăn, khát rồi mới uống,... và tôi cũng đang tự mình cố rằng khắc phục 6 thứ "không thể được" như trên. Tôi mong rằng tất cả chúng ta đều khắc phục được và mong rằng đất nước Việt Nam sẽ có nhiều người Thầy của tri thức có sức khoẻ tốt để cống hiến vì Tổ quốc.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Văn hóa e-mail: Chuyện cũ mà không cũ


Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng, người sử dụng có thể trao đổi tức thì với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng e-mail đúng cách và hiệu quả.

Nội dung e-mail cũng thể hiện tính cách của người gửi. Ảnh minh họa: Corbis.

Cùng sự phát triển của Internet, thư điện tử trở thành công cụ giao tiếp phổ biến. Ưu thế của phương tiện này là nhanh gọn, tiện lợi và chi phí thấp. Nhưng tính phổ cập của e-mail làm cho nhiều người cẩu thả hơn và quên mất một số quy tắc xã giao căn bản: Thiếu hoặc sai tiêu đề Đây là lỗi tương đối phổ biến, xuất phát từ tính lười biếng và cẩu thả. Thử tưởng tượng mỗi sáng trước cuộc họp, đối tác của bạn nhận được cả chục e-mail, gồm cả thư của bạn, không chứa tiêu đề. Loa ngại thư rác, hoặc bực mình với sự thiếu chuyên nghiệp của người gửi, đối tác đó có thể bỏ qua những e-mail này, hoặc họ sẽ phải mở tất cả để đọc nội dung và xác định vị trí của giao dịch đó trong thứ tự ưu tiên xử lý. Với quỹ thời gian hạn hẹp, sự bất cẩn này sẽ làm cho bạn mất điểm trong mắt đối tác. Một "bệnh kinh niên" khác là chủ đề và nội dung không ăn nhập với nhau. Hiện tượng này thường xảy ra khi người gửi chọn chế độ trả lời (reply) hoặc trả lời cho tất cả (reply all) từ những e-mail cũ để viết thư với nội dung hoàn toàn mới nhằm tránh mất thời gian nhập lại nhiều địa chỉ nhận thư. Chủ đề không ăn nhập với nội dung thường làm người nhận không quan tâm hoặc cảm thấy bực bội, mất thiện cảm. Tiêu đề thư cần truyền đạt nội dung chính mà người gửi muốn gây chú ý. Vì vậy, bạn nên kiểm tra trước khi gửi và cũng cần đặt tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng, tránh các cụm từ chung chung như "Tin mới", "Xin chào"... Ngôn ngữ cộc lốc, không có mở đầu hay kết luận Người sử dụng không nên gửi một e-mail không có lời chào hỏi ở đầu hay lời cảm ơn xã giao ở cuối. Với thư bắt đầu ngay bằng "Tôi muốn…" hoặc "Tôi cần…", người nhận sẽ cho là người viết quá sỗ sàng hoặc thiếu lễ độ và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác trong kinh doanh. Thư điện tử không chỉ là phương thức truyển tải thông tin mà còn là công cụ giao tiếp với các chuẩn mực văn minh nhất định. Bạn nên bắt đầu e-mail bằng câu chào và luôn sử dụng những cụm từ thể hiện sự lịch sự như "Phiền bạn .." hay "Tôi sẽ rất biết ơn nếu…" khi đưa ra yêu cầu, đề nghị. Bạn cũng đừng quên kết thúc thư với ngôn trang trọng như "Kính thư", "Xin chân thành cám ơn!", "Chúc bạn một ngày vui vẻ"... cùng với tên và thông tin liên lạc của bạn. Hiện nay, một số sinh viên mới ra trường khi viết e-mail thường đưa ngôn ngữ suồng sã, không chính thống và cả các biểu tượng cảm xúc (emoticon) vào e-mail. Trong trường hợp đó, họ sẽ bị người nhận đánh giá là thiếu sự nghiêm túc và chín chắn. Quên tệp đính kèm Quên không đính kèm những văn bản cần thiết sẽ làm phát sinh ít nhất hai e-mail khác: thư nhắc gửi tệp đính kèm và thư gửi lại với lời xin lỗi. Điều này vừa lãng phí thời gian của người gửi, vừa tạo sự khó chịu cho người nhận. Do đó, hãy hình thành thói quen kiểm tra toàn bộ thư trước khi nhấn nút Send/Gửi. Để cụ thể hơn, bạn cũng nên chỉ rõ trong e-mail những tài liệu bạn sẽ gửi kèm và nội dung cơ bản hay mục đích sử dụng của những tài liệu đó. Tên file cũng không nên chung chung như "tailieu.doc" mà cần thể hiện nội dung chính như "Báo cáo doanh thu năm 2010.doc". Chân dung và tính cách nghề nghiệp của mỗi người được phản ánh qua từng biểu hiện cụ thể và hãy đừng tạo nên hình ảnh của một nhân viên sao nhãng, cẩu thả qua e-mail. Độc giả Dương Thu Trang

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Học cách ủy thác công việc hiệu quả

Trong “đồ nghề” của nhà quản lý, “uỷ thác công việc” là một trong những kỹ năng thiết yếu. Ủy thác thành công, nhà quản lý đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn. Tôi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôi muốn tham gia vào những dự án mới. Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xây dựng chiến lược. Tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Tôi muốn có thêm thời gian để “nâng cấp” bản thân. Tôi muốn mở rộng kinh doanh song làm như thế nào để duy trì các hoạt động đang có? Nếu tôi tham gia vào những dự án mới, các công việc hiện tại sẽ bị trì hoãn bởi không ai có khả năng đảm nhiệm. Khi rút ra để đầu tư thời gian nhiều hơn cho các hoạt động chiến lược, tôi sẽ chọn ai thay thế mình trong các hoạt động điều hành? Tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình song tôi cũng muốn hiệu quả làm việc được duy trì, thậm chí phải được cải thiện. Ngay lập tức, chúng ta thấy những bức bối đòi hỏi nhà quản lý phải chứng minh bản lĩnh thực sự của mình. Hay nói cách khác, họ cần thiết phải có đủ kỹ năng của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Thực tế nghiệt ngã và tính khốc liệt trong cạnh tranh trên thị trường khiến nhà quản lý không chỉ đơn thuần hành xử theo cách thấy những người khác làm mình cũng làm. Hay nói cách khác, khi chúng ta không hiểu được cách thức quản lý thì tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ đem lại một hệ thống không xương sống sẵn sàng sụp đổ bất kỳ lúc nào. Uỷ thác công việc hiệu quả có khả năng giúp nhà quản lý giải quyết một phần những vấn đề tương tự như đã mô tả phía trên. Tuy nhiên, cho dù biết được những lợi ích của uỷ thác công việc, nhà quản lý vẫn luôn trăn trở với nỗi lo, kiểu như: “Tôi rất muốn uỷ thác công việc tôi đã từng làm nhưng sợ rằng nhân viên mà tôi tin tưởng uỷ thác sau này có thể tách ra thành lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với tôi; hoặc một số khác bỏ sang làm cho công ty đối thủ cạnh tranh đem theo toàn bộ khách hàng; một số lợi dụng việc được uỷ thác để mưu đồ lợi ích cá nhân...”. Kinh nghiệm xấu trong quá khứ khiến nhà quản lý ngày càng còng lưng xuống dưới sức nặng của khối lượng công việc. Làm sao để có thể thoát khỏi gánh nặng đó? Một trong những giải pháp là cần thiết phải nắm rõ và thuần thục trong kỹ năng uỷ thác công việc chứ không đơn thuần coi việc uỷ thác giống như một kỹ năng “từ bỏ công việc”. Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình uỷ thác công việc. Công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác? Việc đó sẽ được uỷ thác cho ai? Khi nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì? Sau khi uỷ thác nhà quản lý phải làm những gì, làm như thế nào?... Để bắt đầu, nhà quản lý cần phải thuần thục các bước trong qui trình uỷ thác. Công việc gồm 7 bước chia làm 3 phần như sau: Phần 1: Chuẩn bị cho việc uỷ thác hiệu quả Bước 1: Xác định công việc, nhiệm vụ cần uỷ thác, lý do tại sao cần uỷ thác. Uỷ thác để giảm tải cho nhà quản lý, củng cố niềm tin phát triển nhân viên cấp dưới hay cải thiện các mối quan hệ trong tổ chức. Bước 2: Xác định phạm vi quyền hạn trách nhiệm uỷ thác, mức độ quyền hạn và trách nhiệm sẽ được giao sẽ như thế nào. Bước 3: Lựa chọn người có thể uỷ thác. Các tiêu chí cần được cân nhắc khi chọn người uỷ thác là gì? Ưu tiên năng lực, định hướng phát triển, kinh nghiệm hay thời gian...? Phần 2: Thực hiện công việc uỷ thác Bước 4: Thực hiện việc ủy thác công việc cho người được lựa chọn (nếu thất bại quay trở lại bước 3). Trong bước này nhà quản lý cần chỉ cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của công việc được uỷ thác, xác định với họ các kết quả mong đợi, chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm được giao, thoả thuận các qui trình báo cáo phản hồi đánh giá. Bước 5: Thông báo cho những cá nhân, bộ phận có liên quan. Để đảm bảo điều kiện giúp người được uỷ thác thực hiện công việc, nhà quản lý phải thông báo công việc nhiệm vụ uỷ thác và mức độ quyền hạn, trách nhiệm tới những nơi có liên quan cùng với các yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ. Phần 3: Phản hồi thông tin Bước 6: Theo dõi hỗ trợ người được uỷ thác. Để đảm bảo công việc được thực hiện tốt cần có hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả từ phía nhà quản lý tới nhân viên được uỷ thác. Bước 7: Đánh giá rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo. Nhà quản lý luôn phải đối đầu với những lựa chọn, để có thêm thời gian mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải thành công trong uỷ thác công việc. Uỷ thác công việc ngược trở lại đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng và không ngừng nâng cao kỹ năng của chính mình. Theo vneconomy

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Nokia C5 03 FPT mới chính hãng tặng thẻ 2GB

Nokia C5-03 Bảo hành: 12 tháng Giá: 4.290.000 VND Thông tin nổi bật: Tặng thẻ nhớ 2GB TỔNG QUAN Băng tần 2G: GSM 850 / 900 / 1800 / 1900 3G: HSDPA 900 / 1900 / 2100 KÍCH CỠ Kích thước 105.8 x 51 x 13.8 mm, 65 cc Trọng lượng 93 gam NGÔN NGỮ Có tiếng Việt HIỂN THỊ Loại màn hình Cảm ứng TFT 16 triệu màu Cảm biến xoay tự động Kích thước 360 x 640 pixels 3.2 inches NHẠC CHUÔNG Kiểu nhạc chuông 64 âm sắc, MP3, AMR, Wav... Báo rung BỘ NHỚ Danh bạ Nhiều Bộ nhớ máy 40 MB 128 MB RAM Hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD(TF), Hỗ trợ lên tới 16GB Nhật ký cuộc gọi DỮ LIỆU GPRS Class 32 EDGE Class 32 3G HSDPA, 10.2 Mbps; HSUPA, 2 Mbps USB Có, v2.0 MicroUSB WLAN Wi-Fi 802.11 b/g, UPnP technology Bluetooth Có, v2.0 hỗ trợ A2DP ĐẶC ĐIỂM Màu sắc Nhiều Trò chơi Có, cài đặt sẵn trong máy Có thể cài thêm Camera 5 MP 2592 х 1944 pixels Hệ điều hành Symbian OS v9.4, Series 60 rel. 5 Đặc điểm khác CPU: ARM 11 600 MHz processor - ...mmand/dial - Flash Lite 3.0 - T9 ĐẶC ĐIỂM PIN Pin chuẩn Li-ion, 1000 mAh Thời gian chờ Lên đến 600 giờ Thời gian đàm thoại Lên đến 5 giờ

Mở hộp smartphone 'siêu mẫu' Sony Ericsson Xperia Arc

Điện thoại cao cấp nhất của Sony Ericsson với thiết kế phần thân dày 8,7 mm (mỏng hơn cả iPhone 4) chuẩn bị được bán Việt Nam vào cuối tháng 4. Hộp của Sony Ericsson Xperia Arc. Phụ kiện có cáp, sạc, tai nghe và sách hướng dẫn. Xperia Arc dùng màn hình LCD Bravia cỡ 4,2 inch cho hình ảnh sắc nét ngay cả dưới ánh nắng. Giắc cắm tai nghe 3,5 mm ở bên trái của máy. Bên phải có khe micro USB. Dưới đáy là loa và micro. Cổng HDMI mini và nút nguồn ở trên đỉnh máy Mặt sau có camera 8,3 megapixel, đèn flash LED, cảm biến Sony Exmor R và quay phim HD Sản phẩm được trang bị chip Qualcomm 1 GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ trong 320 MB, khe cắm thẻ microSD và thỏi pin 1.500 mAh. Hình chụp thử từ Xperia Arc. Video quay bằng Xperia Arc. Sử dụng smartphone cao cấp của Sony Ericsson. Lướt web thử trên Xperia Arc. Thế Mạnh (Ảnh, video: Engadget)

Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ

Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang...> Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?/ Làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ? Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt. Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần: - Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông) Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên: - Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ) Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm. Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất. Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà, bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa. Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên. Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống. Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

'Hãy nhường một tý tình thương, có người đang cần lấy điều này'

Hơn nửa tháng đã trôi qua từ “ngày ấy “… cuộc sống đã phần nào trở về sự ổn định. Người ta không còn nhắc nhiều đến những chuyện đã qua trong trận động đất nữa, truyền hình đã phát thanh lại những chương trình ca nhạc kịch film, nhưng xen lẫn trong đó là những lời kêu gọi động viên, đại loại xin hãy góp sức đoàn kết để vượt qua khó khăn hiện tại. Mình thích những câu kêu gọi hết sức ngắn ngủi nhưng hiệu quả đã làm mọi người phải nghĩ lại và cố gắng: “Hãy nhường một tý tình thương, có người đang cần lấy điều này, một chút xíu sự tiết kiệm điện của bạn đó”, hoặc “Ai cũng cùng góp sức thì chúng ta sẽ vượt qua “… , “Không sao đâu, Bạn không chỉ một mình, còn có mọi người trên tòan thế giới”. Ngoài đường dần dần cũng đông đúc hơn, người ta bắt đầu mua sắm trở lại nhưng chủ yếu vẫn chỉ mua thực phẩm và đồ gia dụng gia đình. Có cảm giác không khí chung quanh thật yếu ớt như một người bị bệnh nặng thật kiệt quệ, giờ mới bắt đầu bước ra khỏi nhà để vào những sinh hoạt thường nhật. Các vùng Kanto (bao gồm Tokyo và các tỉnh phụ cận) bắt đầu vào lịch cúp điện thường xuyên, thay phiên nhau theo từng khu vực được thông báo cụ thể. Khi bị cúp điện thì không nói làm gì, vào giờ có điện họ vẫn tiết kiệm “tất cả nhường điện cho miền Bắc” điện chỉ được sử dụng vừa đủ để thắp sáng. Thành phố đêm về, ngày xưa lộng lẫy ánh đèn giờ hiu hắt mặc dù mọi sinh họat vẫn như cũ, các cửa tiệm vẫn cứ mở, nhưng tắt tấm bảng hiệu, chỉ để tờ giấy đơn giản: “Tiệm đang bán, xin mời vào” hoặc trong tiệm không bật lò sưởi người ta vui vẻ mặc áo ấm co ro vì lạnh. Bãi đậu xe trước đây vừa đậu vào là có cái càng chắn lại, phải trả tiền giữ xe mới hạ càng xuống cho xe ra, giờ thì tiết kiệm điện người ta cũng cho máy nghỉ, chỉ để bên cạnh cái thùng giấy để người gửi xe tự giác bỏ tiền vào. Sống ở Nhật bao nhiêu năm mình chưa bao giờ thấy được trọn vẹn ánh trăng, vì trăng đã bị những ánh đèn lấn át ánh sáng, còn giờ đây thấy trăng ở xứ này mà như “trăng của quê mình “ vào những ngày cúp điện trải chiếu nằm ở ngoài sân để ngắm trăng, nhờ cúp điện, mình thấy bớt cái cảm giác lạc lõng ở xứ người. Ở đâu trên trái đất này mọi người cũng cùng chung một bầu trời một trái đất, vậy thì phân chia biên giới phân chia lãnh thổ để làm gì nhỉ. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Vì không kêu gọi đó thôi, mọi người ai cũng có một tấm lòng, vấn đề là đánh thức người ta dậy và hành động với tấm lòng đó chứ đừng để ngủ quên chỉ dừng lại trong suy nghĩ… Người Nhật quen sống tiện nghi vậy mà bây giờ không ai phàn nàn với sự bất tiện của sự tiết kiệm điện, vì họ biết được rõ sự cố gắng của họ sẽ đem đến cho người khác chút gì đó… Hôm nay mình đã leo bộ đến tầng thứ mười của tòa nhà vì có điện mà người ta lại ngắt điện không cho sử dụng thang máy, leo mệt quá mình định mở miệng càu nhàu nhưng nhìn sang thấy bà bầu và ông già bên cạnh đang ráng leo bộ, mình lại im.. Người ta thế mà cũng “cố” thì mình cũng phải “gắng”. Chứ biết sao … Có người đồn rằng điện sẽ thiếu cả năm nữa, sắp đến mùa hè không có máy lạnh không có thang máy không biết làm sao đây… Mà thôi đó là chuyện của mùa Hè, biết đâu đến đó mọi chuyện sẽ tốt hơn. Gạo và xăng dễ mua hơn trước nhưng nước suối đóng chai lại khan hiếm, lượng phóng xạ tuy không nhiều nhưng để đề phòng người ta tìm uống nước suối nhiều hơn trước. Đến các siêu thị quầy nước suối trống trơn, hoặc chỉ bán một người được 2 chai nhỏ, một số nhà máy liên quan đến nước uống đã đóng cửa vì không có nước sạch để sản xuất. Cái gì chứ không có nước sạch thật là vất vả, nhưng mà nghĩ cho cùng nếu cẩn thận được việc nước uống thì nước rửa rau, nước rửa chén, nước nấu ăn, nước để tắm chẳng lẽ dùng nước suối c , đã nhiễm thì nó vào bằng mọi cách chứ đâu phải chỉ từ nước uống. Tự nhủ thầm thôi thì nhắm mắt uống đại cho xong, biết đâu “dĩ độc trị độc” lại chữa được bệnh gì đó vốn có trong cơ thể mà mình chưa biết. Gần đây đã bắt đầu bớt những trận động đất nhẹ, bầu trời trong hơn tươi sáng hơn. Tuy chưa hòan chỉnh, đường xá lên các tỉnh phía Bắc bắt đầu thông để mang hàng hóa và những người tình nguyện viên đến chỗ của những người bị nạn. Các khẩu phần thực phẩm và thuốc men, vật dụng cá nhân tăng lên hơn trước nhưng người già và trẻ em bệnh nhiều hơn. Thì lạnh đến thế làm sao mà chịu nổi… Tại các tỉnh phía Bắc những nơi trực tiếp bị thiệt hại thiên tai người ta đã bắt tay vào việc tái kiến thiết, còn ngổn ngang đau lòng lắm nhưng họ đã buộc chặt lại cái khăn trên đầu và nói: Hãy cho chúng tôi thời gian, chúng tôi sẽ làm lại “. Đa phần dân chúng các vùng ven biển sống bằng ngư nghiệp, giờ đây biển thì loang dầu, nước thì nhiễm phóng xạ, họ ưu sầu nói : “Không biết chúng tôi sẽ làm gì đây nữa , mất cái nhà có thể xây lại nhưng mất cái thuyền mất, cái nghề chẳng biết phải làm sao“, nghe mà xót xa chi lạ. Tivi chiếu một gia đình thật xui xẻo từ nơi xa họ mới dọn đến thành phố Iwaki để lập nghiệp, trước ngày sóng thần đổ vào 2 ngày họ vừa mới khai trương tiệm ăn mới. Sóng và động đất đã phá tan tất cả, người chủ miệng cười nói rằng sẽ làm lại mà nước mắt lại chảy dài. Có nên tin không vào số phận …!!! Bây giờ nối lại được thông tin, nên ở đâu trên tivi trên radio va trên mạng đều nghe các lời nhắn tìm thân nhân, cha mẹ vợ chồng con cái tìm nhau táo tác: “Tôi là …đang ở khu tập trung …muốn liên lạc với ….Nhà cửa sập hết cả rồi … mất hết cả rồi … nhưng sức khỏe vẫn tốt, đừng lo lắng cho tôi“. Hầu như đó là mẩu tin nhắn chung, họ sợ người thân lo lắng cho họ hơn là bản thân đang gánh chịu bất hạnh …Những người may mắn thì được hội ngộ, còn nếu không may mắn thì vẫn cứ mãi hoài tìm kiếm. Đêm qua mình mất ngủ với hình ảnh bà già người ta phỏng vấn trên tivi, bà ấy nói trong tiếng khóc: “Tôi nhớ vào lúc đó tôi đã cầm tay ông ấy, cầm chặt vậy nè - bà ấy siết hai bàn tay lại với nhau để diễn tả - Vậy mà khi tôi tỉnh lại chỉ còn mình tôi, ông ấy đã đi đâu mất rồi, bà chỉ ra biển khơi và nấc lên…có phải ông ấy ở trong đó không?”. Ôi biển !, biển hiền lành biển đẹp là thế, tại sao lại có khi giận dữ để phải làm bao nhiêu người đau khổ? Biển có nghe bà già nhắn nhủ đó không, nếu biển còn đang giữ ông già biển hãy trả lại ông ấy cho bà ta nhé, trời còn lạnh lắm bà già cứ mãi đi tìm ông già như thế thì tội tình lắm biển ơi!!! Japan, 29 Mar 2011

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Bón phân hợp lý


Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp . 1. Thế nào là bón phân hợp lý Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối: a. Đúng loại phân: Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu. Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm. b) Bón đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng. Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây. c. Bón đúng đối tượng: Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng. Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất. Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh. Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên. Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3 nhóm các mối liên hệ: thông tin, năng lượng và vật chất. Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận động, chuyển hoá một khối lượng vật chất lớn. Các mối liên hệ thông tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động nhẹ với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn. Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón. d. Đúng thời tiết, mùa vụ Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ đã được trình bày một phần ở phần II của sách này. e. Bón đúng cách Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v... Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới. Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v... Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân. g. Bón phân cân đối Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau. Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau. Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường. Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là: - Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. - Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. - Tăng phẩm chất nông sản. - Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT Tuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây [...]

THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT Tuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao. Chậu lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế! Mặc dù trồng Bonsai, các ghệ nhân muốn kiềm hãm sự tăng trưởng của cây, nhung với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau thành 1 khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho cac rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ. Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn, cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay dất mới có thể tháo gỡ bộ rễ. làm cho rễ dễ thở hơn trong dất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây ve 6` nguồn thức ăn, nước và không khí. Lúc thay đất có thể bổ xung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết, vì sau một thời gian hàm lượng chất bổ trong đất bị rễ hút hết, đất bị chai sạn lại , kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí. Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chugn như sau: Cây Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất và tùy theo mứt độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cứ 3-5 năm mới thay đất một lần ( cây lá kim tăng trưởng chậm). Những cây Bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên. Trong khi thay đất có thể thay chậu luôn, hay vài lần thay đát mới phải thay chậu (5-7 năm) tùy theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống. Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân ( ở các tỉnh miền Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không bao giờ thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây dang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi thành thực có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào tuổi già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất. Cần chọn đất thích hợp với từng loại Bonsai để thay thế. Đối với các laọi cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần dất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất pha cát. Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất cát pha, 10% lá mục nát. Đất ở dáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giớ khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kính 6-10 mm) còn đất mặt thì mịn hơn được ray qua các lỗ nhỏ hơn. B. THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤTTuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao. Chậu lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế! Mặc dù trồng Bonsai, các ghệ nhân muốn kiềm hãm sự tăng trưởng của cây, nhung với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau thành 1 khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho cac rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ.Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn, cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay dất mới có thể tháo gỡ bộ rễ. làm cho rễ dễ thở hơn trong dất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây ve 6` nguồn thức ăn, nước và không khí.Lúc thay đất có thể bổ xung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết, vì sau một thời gian hàm lượng chất bổ trong đất bị rễ hút hết, đất bị chai sạn lại , kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí.Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chugn như sau:Cây Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất và tùy theo mứt độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cứ 3-5 năm mới thay đất một lần ( cây lá kim tăng trưởng chậm).Những cây Bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên.Trong khi thay đất có thể thay chậu luôn, hay vài lần thay đát mới phải thay chậu (5-7 năm) tùy theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống.Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân ( ở các tỉnh miền Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không bao giờ thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây dang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi thành thực có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào tuổi già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất.Cần chọn đất thích hợp với từng loại Bonsai để thay thế.Đối với các laọi cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần dất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất pha cát.Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất cát pha, 10% lá mục nát.Đất ở dáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giớ khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kính 6-10 mm) còn đất mặt thì mịn hơn được ray qua các lỗ nhỏ hơn.

Triết gia cây cảnh



Sinh ra đứng thẳng

Người buộc uốn cong
Dưới chân tù hãm
Mây đầu thong dong


Châu tuần bốn phía

Bè bạn muôn nơi
Về đây tụ hội
Vẫy lá môi cười


Gặp nhau hôm sớm

Luận bàn nhân sinh
Triết gia cây cảnh
Sống đời tâm linh.
(NDH)