Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Vì sao tôi thích lái số sàn

Tôi rất thích lái xe, đặc biệt số sàn vì cảm giác được làm chủ thực sự. Tiếng "kịch" khi vào số, tiếng "èn" khi nhấn ga, leo dốc hay vượt theo kiểu "em ơi vút lên một tiếng đàn".
Nếu lỡ đuối vì mất trớn thì mình có thể ra tay hào hiệp. Lùi số, tiếp ga để "nàng" lấy lại sức mạnh. Muốn thế, kỹ thuật lái phải phối hợp nhịp nhàng côn - số - ga - phanh. "Vợ hai" vốn hiền lành, dễ thương, biết nghe lời. Nhưng không phải ai cũng biết cách được chiều.
Tuy nhiên nàng dịu dàng êm ái, cáu bẳn hay gắt gỏng tùy thuộc vào độ nhuần nhuyễn của kẻ cầm cương. Số tự động đơn giản, dễ dàng nhưng vì thế mà mất đi cảm giác của kẻ chinh phục.
Thật tình lái số sàn thích nhất là anh chàng côn. Điều khiển anh ta hợp lý tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa các bác tài. Côn cũng như cá tính của một thanh niên. Vào thì mạnh mẽ và dứt khoát, nhưng ra thì nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tăng-giảm số.
Có lúc thì "nhấn nhứ" theo kiểu vào không vào hẳn mà ra cũng không ra hẳn. Cần tăng tốc thì côn như chàng lính chiến xung trận. Vào mạnh mẽ và ra cũng oai hùng: nhấn ga, qua mặt, ra ga, vào côn, chuyển số, nhả côn và vào ga.
Một chuỗi các thao tác liên hoàn như kiểu đá bóng tiqui taca đầy mê hoặc của Barcelona trong trận chung kết Champion League 2011. Vèo một cái đã qua mặt. Cảm giác này ở số tự động rất tiếc là không.
Bên cạnh anh chàng côn, "em" số cho ta cảm giác làm chủ thực sự. "Kịch" khi sang số, cùng thao tác ra côn vào ga như tiếp thêm sức mạnh. Khác với anh côn, số luôn phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, dù tiến hay lùi.
Để số nhẹ phải ăn ý với anh côn và tốc độ. Lúc leo đèo, vượt dốc, anh côn, em số kết hợp với chú ga thì không khác gì bộ ba Xavi, Iniesta và Messi phối hợp.
Bác phanh như một hậu vệ vững chắc, trông thô kệch, không màu mè nhưng cực kỳ hiệu quả. Nếu đạp bác đột ngột thì sẽ nếm đòn ngay.
Nguyên tắc với bác phanh là xe trước “đỏ” thì bác “đỏ”. Khoảng cách gần là phải “vuốt ve”. Xuống dốc hay giảm tốc thì phải hỏi nhẹ qua bác phanh, sau đó anh côn rồi em số trước khi quyết định.
Biết cách "nói chuyện" với côn - số - ga - phanh sẽ cho ta xúc cảm cực kỳ thú vị! Tôi rất thích câu nói của một bác nào đấy có lần chia sẻ trên diễn đàn: "người đàn ông ai cũng giống nhau, chỉ khác ở chiếc xe anh ta đi". Tôi bổ sung thêm ..."và là cách mà anh ta lái" nữa.
Vài cảm nhận cá nhân lúc "trà dư tửu hậu" cùng các bác.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Sớm tối chăm chăm tưới đất nhàTưới

Sớm tối chăm chăm tưới đất nhà
Tưới thành vườn thúy nở muôn hoa
Ngày xem hoa nở chừng chưa đủ
Đêm lại miên man dưới nguyệt tà


==============


Chỉ vì tham chút nhị vang



Cho nên cúc mới muộn màng về thu



=========


đường đi khó không khóvì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e song

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Nhanh, chậm trong kinh doanh

Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
Tôi và anh khá chênh tuổi nhau. Anh hơn tôi khoảng 14 tuổi. Khi tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp của anh đã thành lập trước tôi gần chục năm. Anh là một thanh niên thông minh, là học sinh giỏi quốc gia rồi được đi học nước ngoài.
Về nước với vốn kiến thức phong phú, ngoại ngữ cừ và một ít vốn khi anh buôn bán khi đi học gần như ngay lập tức anh mở công ty chuyên mua bán vật tư thiết bị. Và cái lợi thế đó của anh nhanh chóng phát huy. Doanh nghiệp của anh ngày một lớn mạnh, mối quan hệ của anh ngày một rộng lớn và anh đã là ông chủ cỡ lớn.
Rồi khi thấy thị trường tư vấn thiết kế béo bở gần như ngay lập tức anh có ngay công ty tư vấn của mình. Đó là thời điểm tôi gặp anh. Công ty tôi mới ra đời và toàn phải đi làm các hợp đồng thầu phụ. Tôi tìm đến anh để xin làm thầu phụ còn anh thì cần tôi bởi anh không muốn nuôi quá nhiều quân phức tạp vì anh có quá nhiều lĩnh vực kinh doanh cần phải quan tâm. Và cách làm tốt nhất là khoán cho các công ty nhỏ như công ty của tôi.
Có thể nói thời điểm đó tôi rất thần tượng anh, một con người khi tôi gặp toát lên vẻ sang trọng, hiểu biết quan hệ rộng rãi. Tôi tự nhủ rằng không biết đến bao giờ mình có thể làm được như anh.
Vào cuối năm 2004 đầu năm 2005, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển thì anh gần như ngay lập tức đã nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện việc thành lập công ty chứng khoán. Và năm 2006 công ty chứng khoán của anh ra đời. Chắc các bạn cũng biết đó là thời điểm vàng để đầu tư chứng khoán. Và lợi nhuận liên tiếp bay vào túi anh. Anh đã bỏ quên hết các lĩnh vực đầu tư của mình. Công ty tư vấn của anh có thể nói là rất hùng mạnh lúc bấy giờ anh cũng bỏ quên.
Anh say mê với lĩnh vực mới với những lợi nhuận khổng lồ mà như anh đã từng nói với tôi cứ mở mắt ra anh có hàng tỷ đồng. Tiền đến với anh càng dễ bao nhiêu thì các lĩnh vực kinh doanh khác của anh cũng dần dần chết hoặc phát triển ẹo uột. Lúc đó tôi nhìn thấy công ty tư vấn của anh ngày một đi xuống mà tiếc cho nó. Tôi tiếc lắm và cứ nghĩ nếu nó vào tay tôi thì tốt biết bao. Nhiều đêm tôi ao ước điều đó vì công ty đó có một hồ sơ kinh nghiệm hoành tráng, có giấy phép được hoạt động đến mức tối đa. Trong khi công ty của tôi lúc đó thì quá nhỏ bé.
Bẵng đi một thời gian tôi vẫn miệt mài với công ty nhỏ bé của mình từng bước từng bước một công ty của tôi tiến dần vào thị trường và từng bước tạo được uy tín và khách hàng đến với tôi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng tôi cũng có nghe tin về công ty của anh nhưng toàn là tin không tốt. Trong một lần qua thanh toán nốt công nợ mà công ty anh còn nợ tôi. Thì tôi vô cùng bất ngờ, cả một công ty tư vấn to đùng ngày nào với mấy chục nhân viên tọa lạc trên một con đường lớn của thủ đô trong một ngôi nhà cao tầng hoành tráng thì bây giờ chỉ còn 3 người. Một phó giám đốc một kế toán và một nhân viên sai vặt.
Tôi có tìm hiểu và được biết đã mấy năm qua anh mải mê với chứng khoán anh đã bỏ quên công ty này rồi. Thậm chí ba bốn tháng anh mới đến thăm công ty. Công ty hay cái cây cũng thế thôi. Muốn nó phát triển thì người chủ của nó phải thường xuyên tưới bón chăm bẵm nó mới có thể lớn được. Anh đã không quan tâm đến nó và để nó chết một cách thảm thương. Và đến một ngày tôi vô cùng bất ngờ khi nghe tin buồn về công ty chứng khoán của anh và tôi thực sự buồn cho anh. Một con người nhanh nhạy với thị trường thế mà giờ đây lại có một kết cục như vậy. Tôi vẫn còn nhớ như in khi anh thành lập công ty chứng khoán vào thời điểm thị trường bùng nổ trong lúc anh em ngồi nói chuyện anh từng nói với tôi câu nói mà tôi ấn tượng tận đến bây giờ: "Ở Hà Nội lắm người giầu nhưng người giầu hơn anh không phải là nhiều". Không biết anh còn nhớ câu nói này của anh không.
Thật vậy chuyện nhanh chậm tưởng chừng là chuyện của một phương tiện giao thông hay là câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa. Nhưng không phải nó vẫn hiển hiện quanh ta, ngay trong ta, trong bạn ta trong xã hội này. Nhanh có nghĩa là sẽ biến con người ta thành cái máy, chúng ta đến mục tiêu nhanh hơn. Chọn con đường nhanh với nhưng tính toán chớp thời cơ đồng nghĩa chúng ta sẽ phải cạnh tranh, ganh đua quyết liệt. Hệ quả tất yếu của những áp lực đó chính là sự không chắc chắn. Khi quá nhanh chúng ta sẽ không đủ thời gian đề hoàn thiện các bước đi của mình mà vô hình chung chúng ta bỏ đi nhiều thứ mà giá trị của nó lớn hơn. Khi chúng ta chậm thì sao, có lẽ ngược với nhanh chúng ta lại cẩn trọng quá để rồi có nhiều cơ hội đến chúng ta bỏ qua nó. Âu cũng là tính của con người ta.
Khi con người ta chọn chậm nghĩa là ta đã chọn sự ổn định chọn áp lực nhẹ nhàng và chọn sự cạnh tranh cũng nhẹ nhàng. Và đôi khi nhìn lại quãng đường đi của mình, bạn nhận thấy, phải chăng, những bước đi của mình hơi chậm và bạn bè của bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn có.
Nhà văn Nguyễn Thanh Bình có từng nói trong tản văn của mình là: “…tôi sẽ tập ăn chậm để thấy vị ngọt của hạt gạo quê xứ nghèo, tập đi chậm để thấy hai hàng cây bên đường thay lá, tập sống chậm lại, chậm lại để nhận thấy tình đời tình người lấp lóe bên tôi…”. Thật là chí lý chậm không có nghĩ là chúng ta chậm lại mà là chúng ta cho nhịp sống có một khoảng không gian thực sự sống thực sự cảm xúc và cảm nhận được cho nó. Với tôi chậm lại không phải là để thụ động tận hưởng. Chậm lại để nhìn lại. Chậm lại để… nhanh hơn.
Nguyễn Hiếu

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Canh bạc Apple Store sau 10 năm





Năm 2001, Apple xây dựng gian hàng bán lẻ đầu tiên của họ tại trung tâm Tysons Corner Center ở Virginia (Mỹ), một hành động mà giới quan sát khi đó nhận định là quá mạo hiểm.
Apple Store đầu tiên tại Tysons Corner Center. Ảnh: Flickr.
Tuần này, hãng sản xuất iPhone sẽ kỷ niệm 10 năm sự ra đời Apple Store. Khi Apple khai trương cửa hàng vào những năm đầu thế kỷ 21, không nhiều người tin họ sẽ thành công. Thời điểm đó, các nhà sản xuất phần cứng phân phối máy tính và các thiết bị điện tử khác tới đại lý và những đại lý này sẽ bán sản phẩm của họ song song với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ngoài chuyện giảm chi phí, mô hình đó được đánh giá cao còn vì người ta cho rằng khách hàng muốn tới nơi đem đến cho họ nhiều lựa chọn, thay vì bước vào một cửa hàng điện tử chỉ trưng bày sản phẩm của duy nhất một công ty.
Mọi nghi ngờ nhanh chóng được xóa bỏ và tính đến cuối năm 2010, Apple đã mở 317 cửa hàng, trong đó 233 Apple Store ở Mỹ và 84 ở châu Âu và châu Á. Nơi trưng bày những thiết bị ăn khách như iPhone, iPod, iPad và MacBook này đóng góp 3,2 tỷ USD, chiếm 13% doanh thu bán hàng trong năm tài khóa 2010 của Apple.
Với những người ủng hộ, cảm giác khi đến Apple Store giống như bước vào cửa hàng Prada (nhãn hiệu thời trang cao cấp của Italy). Còn những người không thích lại nhận xét rằng đó chỉ như các câu lạc bộ dành cho những fan mù quáng và trung thành.

Xem ảnh Apple Store ở một số nước.
Mô hình kinh doanh độc đáo của Apple, từng được giới quan sát coi là canh bạc mạo hiểm, nay trở thành biểu tượng và đang được các hãng điện tử khác học theo như Sony, Microsoft... Nhưng dù những công ty này có nhiều thiết bị cao cấp, chất lượng, họ lại không sở hữu sản phẩm khiến người ta phát sốt như của Apple.
Apple dự định sẽ mở thêm 40 cửa hàng nữa, 3/4 trong số đó ở bên ngoài nước Mỹ, trong năm 2011.
Châu An

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Cổng nên mở hướng vào trong

Mỗi công trình kiến trúc trong vườn đều đem đến nguồn năng lượng riêng. Một số mẹo vặt sẽ khiến khu vườn của bạn thêm hoàn hảo.

Cổng

Nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà. Bảo quản cổng trong điều kiện tốt vì cửa kêu cót két hoặc gãy sẽ mang đến điều không may mắn.

Nên xây cột đá hai bên cổng. Cổng hướng Bắc, Đông và Đông Nam nên sơn màu đen. Cổng ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc nên sơn màu đỏ. Cổng màu trắng nên đặt ở hướng Tây, Bắc và Tây Bắc.






Lối đi

Không nên thiết kế theo dạng đường thẳng với những khúc cua nhọn. Trái lại, nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc.

Đừng đặt những tấm đá lót đường đi hướng thẳng tới cửa chính.

Nên trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho bạn.

Chọn vật liệu, kiểu dáng: Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…




Hàng rào

Không nên quá gần hoặc cao hơn ngôi nhà. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.

Hàng rào nên có chiều cao đồng đều. Hãy cẩn thận với những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà. Điều này tạo nên nguồn năng lượng không tốt.




Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.








Lò nướng

Không đặt quá gần cửa chính hay cửa sổ. Không nên đặt lò nướng ở hướng Tây hay Tây Bắc của khu vườn. Nên đặt lò nướng ở hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc.




Nếu không tìm được hướng thích hợp, bạn hãy dùng bộ lò nướng di động để dễ cất sau khi sử dụng xong.

Theo Tạp chí Thành Đạt
Hình minh họa

Sân nhà và những điều nên tránh

Trong điều kiện mà diện tích mỗi ngôi nhà ngày càng nhỏ đi như hiện nay thì việc có một khoảng sân là một điều may mắn. Vì vậy bạn cần lưu ý sao cho khoảng sân này không mắc phải những điều nên tránh.
Có một số điểm mà bạn cần lưu ý khi bố trí khoảng sân của mình:
Thứ nhất: tránh trồng cây to trước sân nhà. Cây to trước sân nhà sẽ che hết ánh sáng và cản trở việc thông gió. Hơn nữa, quá nhiều lá rụng không chỉ khổ về chuyện quét dọn mà còn dễ ảnh hưởng không tốt đến nhà. Đặc biệt là vào vào mùa mưa, lá rụng nhiều sẽ khiến cho khoảng sân ẩm ướt là điều kiện dễ gây mầm bệnh. Vì vậy nếu bạn muốn trồng cây cho khoảng sân này thì tốt nhất nên thảo luậnvới chuyên gia nghệ thuật sân vườn, để chọn ra một loại cây có mức độ phát triển giới hạn.

Thứ hai: Tránh giữa sân có hồ ao làm đất đai ẩm ướt. Theo phong thủy học cho rằng, giữa sân có hồ nước hoặc các công trình khác khiến đất đai ẩm ướt là rất không tốt.


Thứ ba: tránh sân nhà lát đá mang lại âm khí. Sách phong thủy về nhà cửa khuyến cáo rõ ràng rằng, nếu không suy xét kỹ vấn đề nhà ở rộng hẹp, tùy tiện lát đá trên nền đất sẽ tạo ra nhiều âm khí, khiến cho nhà cửa suy yếu, cô quạnh. Hơn nữa nếu lát đá, vào mùa hè, nhiệt độ cua rnhữung viên đá sau khi bị mặt trời thiêu đốt có thể lên đến chín mười độ làm cho khoảng sân trở nên rất nóng và phả cả vào nhà làm cho ngôi nhà trở nên nóng nực. Vào mùa đông, những viên đá có nhiệt độ rất thấp do bị lạnh vào ban đêm và hút nhiệt của xung quanh vào bạn ngày nên sẽ trở thành trung gian mang đến không khí lạnh. Vào mùa mưa thì nó lại trở thành chướng ngại cản trở nước mưa bốc hoi, khiến cả khoảng sân biến thành một vùng lầy lội, ẩm ướt.
Bài: Nhật Minh(Tuvankientruc)

Cây cối trong phong thủy

Mộc được xem là yếu tố có sự sống trong ngũ hành của phong thủy. Đó là nhờ thực vật, biểu trưng tích cực nhất trong sự tăng Mộc khí. Thực vật sở hữu dương khí bên trong và tăng thêm khí này cho không gian xung quanh. Thực vật còn là biểu hiện sự cân bằng âm dương trong vườn.
Để có được một không gian tốt theo phong thủy, cần phải chú ý đến cách dùng thực vật. Bạn nên dành thời gian để kết hợp nhiều loại cây với nhau. Sự kết hợp này phải theo các nguyên tắc về hướng, hình dạng và cả màu sắc.Một số loại cây mang lại vận may, một số loại khác lại mang đến điềm xui. Bạn nên kiểm tra kỹ những yếu tố hoặc đặc điểm của thực vật để có kết quả tốt nhất.Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh là dấu hiệu cho thấy nhà đó có phong thủy tốt. Điều này phản ánh sự hiện diện của dương khí (khí tốt), đồng nghĩa với sự thịnh vượng, hạnh phúc.Khu vườn cũng quan trọng như ngôi nhà. Nếu bạn để chúng nhếch nhác, cây cối mọc um tùm, chúng sẽ phá hủy nguồn khí tốt đang tồn tại xung quanh nhà.Nên chọn các loại cây, hoa tùy theo tình trạng của đất cũng như ánh sáng và điều kiện khí hậu của khu vườn.Đừng bao giờ để cây cối mọc lộn xộn và bừa bãi. Đừng để cỏ dại mọc chen lấn giữa các luống hoa. Luôn phải quét dọn sạch sẽ lá khô và những thứ rác khác trong vườn.Theo văn hóa Trung Hoa, mận, trúc, lan và cúc được xem là bốn loại hoa quyền quý.Cây mận: Hoa của chúng tượng trưng cho sự trong trắng và thanh cao.Cây trúc: Biểu tượng của kỷ cương, chính trực.Hoa lan: Kín đáo và mạnh mẽ trong tính cách.Hoa cúc: Trong sáng, chân thật.Hoa lan và cúc được xem là những loài hoaquyền quý và mang vận may đến nhà bạn.Một số cây cối mang lại vận mayTheo phong thủy, một số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác. Thực vật mọng nước với những chiếc lá tròn, đầy đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất.Các loại cây thuộc loại sống đời: Loại cây này mang lại cho bạn tiền bạc và sự thịnh vượng. Trồng chúng trong một chậu lớn và đặt gần cửa trước. Tuy nhiên, không nên để chúng mọc cao quá một mét. Chúng thuộc họ cây mọng nước vì thế bạn nên hạn chế tưới nước.Cây phát tài: Loại cây này mang đến sự giàu sang và may mắn về tiền bạc. Nên đặt chúng gần cửa chính. (Theo diaoc, thantainhadat.com)

Phong thuỷ với non bộ và phong linh





Những nhà phong thủy dùng bí thuật sử dụng non bộ để yểm triệt hung mạch. Hòn non bộ tuyệt đối không bố trí nơi kiết mạch vì nó làm phá hỏng các mệnh mạch tốt mà ảnh hưởng cho cả địa cuộc. Hòn non bộ cũng không đặt trên các tầng lầu _ và không đặt trên đường trục mạch vãng lai tâm. Dù cho có các hung mạch xấu ở ngay trên khu trục mạch này nhưng vẫn không được đặt hòn non bộ.
Nguyên lý chế tác non bộ dù theo hình thức nào đi nữa cũng phải tuân theo ngũ hành, phải dựa vào cái gốc căn bản của phong thủy mà biến hóa, mà bố cục theo âm dương tương đồng, không thịnh âm khuyết dương, cũng không thịnh dương khuyết âm. Dương là ban ngày, là sự sống, sự sáng, sự nóng, là mùa xuân, mùa hạ… Âm là ban đêm, là sự chết, sự tối, sự lạnh, là mùa thu, mùa đông. Thiết kế non bộ nơi lồi ra là dương, là núi, là doi… chỗ khuyết vào là âm, là vũng, là vịnh… chế tác non bộ phải dựa vào âm dương ngũ hành để bố trí nơi nào trồng cây, cây lúc nào cũng mọc vươn ra ánh sáng mặt trời gọi là dương – còn màu rêu phong sẩm tối khuất sau mỏm đá, hay một dòng suối róc rách , một cái hang tối đen có lắp chiếc cầu cong cong ngang qua gọi là âm. Như vậy non bộ là tóm thâu cả một bầu trời non nước để thu nhỏ lại trong một khung cảnh giới hạn chừng mực. Do đó muốn chế tác non bộ phải tuân theo quan điểm của phong thủy mà thực hiện chứ không phải muốn làm theo sở thích của mình như thế nào cũng được.



Có nhiều người khéo tay tự làm non bộ, làm nhiều rồi quen tay – và tự nhận mình là nghệ nhân chế tác non bộ - rồi đứng trước tác phẩm của mình thì cà lăm không biết giải trình một lý lẽ nào. Non bộ đâu phải là một cách trang trí đơn thuần, một kiểu làm đẹp ngôi nhà theo cảm tính – mà non bộ là cả một nghệ thuật siêu nghệ thuật của người xưa. Một thú chơi tao nhã của kẻ tao nhân mặc khách. Non bộ nó là cả một bầu trời sáng tác của người thi sĩ – non bộ là biển cả bao la của những dòng tư tưởng triết gia –non bộ nó là chất liệu ngọt ngào, là tình yêu thương, là dòng suối dịu hiền của những con người biết hướng tâm về đấng dưỡng dục sinh thành –non bộ nó làm phát huy tinh thần lãng mạn, tăng trưởng tình yêu quê hương đất nước – và non bộ cũng là chốn an định đưa những vị thiền sư Trung Hoa Nhật Bản vãng lai cõi sắc không mà minh kiến bản lai diện mục.

Nói tóm lại non bộ nó có cái hồn. Cái hồn thâm thúy muốn nói lên tư tưởng của chú nhân với quan điểm của cuộc sống. Và điều quan tâm lớn nhất của phong thủy là đặt vị trí non bộ ở nơi nào để bổ sung âm dương địa cuộc, thông thóang ngũ hành cho căn cơ mà giải triệt hung mạch.



Phong cách thiết kế non bộ, các nhà phong thủy còn phân tích ra các hình thức sau :
Hạn mộc cảnh :
Loại hình xây dựng trên khô, được thực hiện với những pho đá san hô, hay đá vôi, và sử dụng các gốc cây khô, cây xương rồng cằn cỗi như cảnh hoang sơ ở vùng sa mạc. Đây cũng là quan niệm non bộ của Nhật Bản hay dùng hình thức này để nhấn mạnh thêm cái phần chân đế tĩnh lặng theo thuyết lý Lão Trang.
Thụ mộc cảnh :
Sử dụng cây kiểng là chính, thể hiện cây cổ thụ ở giữa đồng nội, có chú mục đồng, có con trâu gặm cỏ. Hoặc cây cổ thụ có rễ um tùm ở giữa thảo nguyên. Hoặc cây thiên tuế thâm niên, cây lão mai, cây sứ đại… ở giữa đồi cỏ mấp mô, để nơi này sẽ trở thành hoa viên cây cảnh trong sân vườn.
Sa thạch cảnh :
Loại hình này thường được thực hiện trên nền cát nhuyễn hoặc những khỏang sân vườn có trải sỏi trắng và sử dụng những pho đá có nhiều hình thù đẹp mắt nói lên những ý nghĩa mà chủ nhân muốn nói để hóa những phiến đá vô hồn này thành những linh hồn.
Thủy mộc cảnh :
Thiết kế non bộ theo hình thức này – nhà phong thủy muốn bảo tồn cho thế đất của địa cuộc – không san bằng chỗ cao, không bồi lấp chỗ trũng – mà giữ nguyên thế dáng của đất theo phương truyền « thượng nhất thồn như vi sơn – hạ nhất thốn như vi thủy ». Nghĩa là chỗ cao hơn 1 tấc là núi, chỗ thấp hơn 1 tấc là nước. Thế đất này mấp mô cao cao thấp thấp trồng cỏ non Nhật Bản, phối trí các cây cổ thụ bon sai với những dòng suối nhỏ róc rách quanh co.
Thủy thạch cảnh :
Chế tác non bộ theo hình thức này, sử dụng đá và nước là chính, cây là phụ - cách sắp xếp các khối đá tạo nên cảnh hoang sơ hùng vĩ và tạo dòng nước như thác đổ, có nơi phối trí từng giọt rơi rơi như sương sớm, cùng những cây si, cây bon sai nho nhỏ, vị tiều phu gánh củi qua cầu, ngư ông ngồi câu cá, có mái chùa cong cong…

Nhà phong thủy tùy vào địa cuộc mà định vị bố trí hòn non bộ. Tùy vào tuổi tác của chủ nhân mà sử dụng một trong năm hình thức non bộ vừa mới nói ở trên.
Phong linh
Phong linh còn gọi là chuông gió, chuông gió này hiện nay ở các nhà sách, các cửa hàng văn hóa phẩm có bán rất nhiều, khi mua phải chịu khó chọn loại có âm thanh trong sáng, ngân vang, trầm bổng… tránh mua các loại có tiếng chát chói, trầm đục.



Phong linh hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt – hài hòa giữa con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với đất trời. Nhờ có phong linh ta mới nghe được âm điệu – nhờ có âm điệu ta mới thấy được sự hiện diện của gió – nhờ có thấy được gió ta mới nghe được âm điệu của chuông. Cho nên phong linh dẫn ta đi đến cái duy thức về âm dương một cách lý thú tuyệt vời. Như vậy phong linh đã tạo nên được sự tương quan giữa chuông và gió – giữa con người và không gian – giữa sự sống động và sự tĩnh mịch. Từ đây ta có thể khái niệm : - trong một không gian tĩnh lặng là âm – có làn gió nhẹ thóang qua là dương – làn gió này tác động đến một dây chuông đang nằm bất động là âm – để từ đó phát ra thanh vang là dương. Ngay trong thể dương đã hiện diện thể âm thực tại – và từ thể âm thực tại lại sinh hóa ra thể dương sống động mà tạo nên một sự tương dung của đất trời.
Ta cũng có thể suy luận : nếu không có chuông làm sao thấy gió động ? Và nếu không có gió làm sao biết chuông động ? Từ ở chỗ này ta ngộ ra được cái tinh hoa của đất trời là chẳng phải gió động – cũng chẳng phải chuông động – mà do tâm ta động – do tâm thức của con người tác hợp vào ngoại cảnh bao la của vũ trụ để thấy được cái vi diệu của thiên nhiên mà biến hóa – mà vận hành theo sự sinh tồn của nguyên lý âm dương – để từ đây có sự giao liên giữa đại vũ trụ bao la bên ngoài và tiểu vũ trụ thực hữu trong ta – và cũng từ đây tư tưởng của dịch học và thiền học gặp nhau.

Bài: Trúc Vy (Remak Architecture)

'Ngoại hình' nhà ở theo phong thủy



Con người cư trú lấy đất lớn, núi sông làm chủ, nên khí mạch của đất lớn, núi sông là rất quan trọng. Chúng liên hệ mật thiết với họa phúc của con người. Nếu ngoại hình nhà không tốt, chỉ có nội hình đúng phép thì cũng không tốt hoàn toàನ
Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí mới tốt, khô khan thì không nên. Một ngoại hình đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng đông (thanh long), có đồi thấp ở hướng tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng bắc hắc quy). Nhà ở được "nước" hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý thuyết phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh "Long, Phụng, Hổ, Quy". Biểu tượng "Long" là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.




Quy ước thông thường với ngoại hình nhà. (Bắc - Đông - Nam - Tây tương ứng với Quy - Long - Phượng - Hổ).
Nhà ở địa hình phía đông - tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía bắc - nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến tạo nhà ở. Phía bắc nghiêng đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía nam - bắc dài, phía đông - tây hẹp thì tốt nhưng phía đông, phía tây dài, phía nam, bắc hẹp thì sẽ không tốt.
Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào.
Nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền... đều không tốt vì “góc ao đao đình”. Đặc biệt tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn của ao vì "Sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng".
Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật phong thủy. Nó có ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét... của thiên nhiên. Qua đó, chúng ta có thể quân bình theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại.

KTS Trần Quang Định