Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Đôi nét bàn về " CỔ KÌ MỸ VĂN " trong Cây cảnh nghệ thuật






Mình post ý kiến của tác giả Nguyễn Quốc Hùng gửi đến BQT diễn đàn. Các bạn cùng nhau bình luận về lĩnh vực này nhé.







Theo ý kiến của cá nhân tôi, "CỔ KÌ MỸ VĂN" tiêu chí mong muốn đạt được trong nghề chế tác cây của chúng ta tưởng rằng đơn giản nhưng thật khó ...!
"CỔ KÌ MỸ VĂN" là cụm từ Hán Việt nhằm mô tả đánh giá về tổng thể một tác phẩm CCNT, trong đó :"CỔ" là xưa, là lâu năm, nói về cây tức là cây được nhiều năm tuổi."KÌ" theo tôi có 3 khía cạnh :Một là sự kì lạ, lạ thường do thiên nhiên và năm tháng tạo nên, ở cây cảnh gọi là dị thảo.Hai là sự kết hợp giữa tự nhiên và con người với sự kì công, tài hoa của người chế tác, biến sự dị thường đó thành tác phẩm CCNT mang tính độc đáo, đem đến sự kì thúkì lạ, kì công và kì thú."MỸ" nghĩa của nó cũng rất rộng nhưng đơn giản đi "MỸ" là vẻ đẹp, là sự hoàn hảo."VĂN" nôm nà là tính chất văn học trong thi ca, nhạc hoạ ...Để có những tác phẩm hay và đẹp, mọi bộ môn nghệ thuật đều phải có chất "VĂN" bởi "VĂN" là tâm hồn, trí tuệ của người làm nghệ thuật.Ngoài ra, "VĂN" còn là tính chất văn hoá trong nhiều khía cạnh của đời thường, nói gọn lại là tính nhân văn.Còn "VĂN" trong CCNT chúng ta là ý đồ, ý tưởng của người chế tác mang lại hồn cho cây, hồn cho tác phẩm, là tính nhân văn trong mọi lĩnh vực của nghề cây.Trong 1 tác phẩm CCNT, chất "VĂN" thường gắn liền với 3 yếu tố "CỔ, KÌ, MỸ", bởi nếu thiếu sẽ làm tác phẩm trở nên vô hồn dù có cầu kì đến mấy sẽ giảm tính thuyết phục khi thưởng ngoạn, mất đi phần nào sự sinh động của tác phẩm.Chất "VĂN" trong lĩnh vực CCNT chúng ta thường làm cho người chế tác và người thưởng ngoạn dễ đồng cảm, gần gũi nhau.Có những tác phẩm nghệ thuật nói chung, CCNT nói riêng chỉ nhìn một lần mà hút hồn ta mãi không thể quên, đó là hồn của tác phẩm, chất "VĂN" trong nghệ thuật.

Tuy chữ "VĂN" đứng cuối trong 4 yếu tố "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" nhưng nó bao trùm toàn bộ ý nghĩa bởi nó là xuất phát điểm để tạo nên được một tác phẩm CCNT "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" đúng nghĩa của nó.Đơn giản có vậy thôi thế mà có khi cả một đời người tìm tòi, học hỏi, trăn trở chế tác những mong đạt được ý tưởng "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" mà mãi vẫn chẳng thành."Đời người thì mong manh, nghệ thuật thì vĩnh cửu" để rồi một lúc nào đó đào sâu chôn chặt theo cõi hư vô may ra mới thực hiện được phần nào của ý tưởng.Làm nghệ thuật là như vậy đó, một đời trăn trở nhưng đã mấy ai có được những tác phẩm nghệ thuật thực thụ để lại cho đời-thật ít phải không các bạn?原帖地址

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đặc biệt là 6 thứ "không thể được":

Bất luận trong mỗi người chúng ta có bao nhiêu ưu điểm hoặc bao nhiêu nhược điểm, nhất thiết phải duy trì 1 "trung tâm":Tất thảy hãy lấy "sức khoẻ" làm trung tâm Và hãy "quên đi" 3 thứ: quên đi tuổi tác, quá khứ, ân oán. Đặc biệt là 6 thứ "không thể được": - Không để đói rồi mới ăn- Không để khát rồi mới uống- Không để nhíp mắt lại rồi mới đi ngủ- Không để mệt rồi mới chịu nghỉ ngơi- Không để phát bệnh rồi mới đi khám- Không chờ đến khi già (hoặc...) để rồi mà ân hận.Tuy đơn giản nhưng rất khó phải không các bạn. Bởi vì bản thân tôi cũng đã để đói rồi mới ăn, khát rồi mới uống,... và tôi cũng đang tự mình cố rằng khắc phục 6 thứ "không thể được" như trên. Tôi mong rằng tất cả chúng ta đều khắc phục được và mong rằng đất nước Việt Nam sẽ có nhiều người Thầy của tri thức có sức khoẻ tốt để cống hiến vì Tổ quốc.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Văn hóa e-mail: Chuyện cũ mà không cũ


Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng, người sử dụng có thể trao đổi tức thì với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng e-mail đúng cách và hiệu quả.

Nội dung e-mail cũng thể hiện tính cách của người gửi. Ảnh minh họa: Corbis.

Cùng sự phát triển của Internet, thư điện tử trở thành công cụ giao tiếp phổ biến. Ưu thế của phương tiện này là nhanh gọn, tiện lợi và chi phí thấp. Nhưng tính phổ cập của e-mail làm cho nhiều người cẩu thả hơn và quên mất một số quy tắc xã giao căn bản: Thiếu hoặc sai tiêu đề Đây là lỗi tương đối phổ biến, xuất phát từ tính lười biếng và cẩu thả. Thử tưởng tượng mỗi sáng trước cuộc họp, đối tác của bạn nhận được cả chục e-mail, gồm cả thư của bạn, không chứa tiêu đề. Loa ngại thư rác, hoặc bực mình với sự thiếu chuyên nghiệp của người gửi, đối tác đó có thể bỏ qua những e-mail này, hoặc họ sẽ phải mở tất cả để đọc nội dung và xác định vị trí của giao dịch đó trong thứ tự ưu tiên xử lý. Với quỹ thời gian hạn hẹp, sự bất cẩn này sẽ làm cho bạn mất điểm trong mắt đối tác. Một "bệnh kinh niên" khác là chủ đề và nội dung không ăn nhập với nhau. Hiện tượng này thường xảy ra khi người gửi chọn chế độ trả lời (reply) hoặc trả lời cho tất cả (reply all) từ những e-mail cũ để viết thư với nội dung hoàn toàn mới nhằm tránh mất thời gian nhập lại nhiều địa chỉ nhận thư. Chủ đề không ăn nhập với nội dung thường làm người nhận không quan tâm hoặc cảm thấy bực bội, mất thiện cảm. Tiêu đề thư cần truyền đạt nội dung chính mà người gửi muốn gây chú ý. Vì vậy, bạn nên kiểm tra trước khi gửi và cũng cần đặt tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng, tránh các cụm từ chung chung như "Tin mới", "Xin chào"... Ngôn ngữ cộc lốc, không có mở đầu hay kết luận Người sử dụng không nên gửi một e-mail không có lời chào hỏi ở đầu hay lời cảm ơn xã giao ở cuối. Với thư bắt đầu ngay bằng "Tôi muốn…" hoặc "Tôi cần…", người nhận sẽ cho là người viết quá sỗ sàng hoặc thiếu lễ độ và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác trong kinh doanh. Thư điện tử không chỉ là phương thức truyển tải thông tin mà còn là công cụ giao tiếp với các chuẩn mực văn minh nhất định. Bạn nên bắt đầu e-mail bằng câu chào và luôn sử dụng những cụm từ thể hiện sự lịch sự như "Phiền bạn .." hay "Tôi sẽ rất biết ơn nếu…" khi đưa ra yêu cầu, đề nghị. Bạn cũng đừng quên kết thúc thư với ngôn trang trọng như "Kính thư", "Xin chân thành cám ơn!", "Chúc bạn một ngày vui vẻ"... cùng với tên và thông tin liên lạc của bạn. Hiện nay, một số sinh viên mới ra trường khi viết e-mail thường đưa ngôn ngữ suồng sã, không chính thống và cả các biểu tượng cảm xúc (emoticon) vào e-mail. Trong trường hợp đó, họ sẽ bị người nhận đánh giá là thiếu sự nghiêm túc và chín chắn. Quên tệp đính kèm Quên không đính kèm những văn bản cần thiết sẽ làm phát sinh ít nhất hai e-mail khác: thư nhắc gửi tệp đính kèm và thư gửi lại với lời xin lỗi. Điều này vừa lãng phí thời gian của người gửi, vừa tạo sự khó chịu cho người nhận. Do đó, hãy hình thành thói quen kiểm tra toàn bộ thư trước khi nhấn nút Send/Gửi. Để cụ thể hơn, bạn cũng nên chỉ rõ trong e-mail những tài liệu bạn sẽ gửi kèm và nội dung cơ bản hay mục đích sử dụng của những tài liệu đó. Tên file cũng không nên chung chung như "tailieu.doc" mà cần thể hiện nội dung chính như "Báo cáo doanh thu năm 2010.doc". Chân dung và tính cách nghề nghiệp của mỗi người được phản ánh qua từng biểu hiện cụ thể và hãy đừng tạo nên hình ảnh của một nhân viên sao nhãng, cẩu thả qua e-mail. Độc giả Dương Thu Trang

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Học cách ủy thác công việc hiệu quả

Trong “đồ nghề” của nhà quản lý, “uỷ thác công việc” là một trong những kỹ năng thiết yếu. Ủy thác thành công, nhà quản lý đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn. Tôi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôi muốn tham gia vào những dự án mới. Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xây dựng chiến lược. Tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Tôi muốn có thêm thời gian để “nâng cấp” bản thân. Tôi muốn mở rộng kinh doanh song làm như thế nào để duy trì các hoạt động đang có? Nếu tôi tham gia vào những dự án mới, các công việc hiện tại sẽ bị trì hoãn bởi không ai có khả năng đảm nhiệm. Khi rút ra để đầu tư thời gian nhiều hơn cho các hoạt động chiến lược, tôi sẽ chọn ai thay thế mình trong các hoạt động điều hành? Tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình song tôi cũng muốn hiệu quả làm việc được duy trì, thậm chí phải được cải thiện. Ngay lập tức, chúng ta thấy những bức bối đòi hỏi nhà quản lý phải chứng minh bản lĩnh thực sự của mình. Hay nói cách khác, họ cần thiết phải có đủ kỹ năng của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Thực tế nghiệt ngã và tính khốc liệt trong cạnh tranh trên thị trường khiến nhà quản lý không chỉ đơn thuần hành xử theo cách thấy những người khác làm mình cũng làm. Hay nói cách khác, khi chúng ta không hiểu được cách thức quản lý thì tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ đem lại một hệ thống không xương sống sẵn sàng sụp đổ bất kỳ lúc nào. Uỷ thác công việc hiệu quả có khả năng giúp nhà quản lý giải quyết một phần những vấn đề tương tự như đã mô tả phía trên. Tuy nhiên, cho dù biết được những lợi ích của uỷ thác công việc, nhà quản lý vẫn luôn trăn trở với nỗi lo, kiểu như: “Tôi rất muốn uỷ thác công việc tôi đã từng làm nhưng sợ rằng nhân viên mà tôi tin tưởng uỷ thác sau này có thể tách ra thành lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với tôi; hoặc một số khác bỏ sang làm cho công ty đối thủ cạnh tranh đem theo toàn bộ khách hàng; một số lợi dụng việc được uỷ thác để mưu đồ lợi ích cá nhân...”. Kinh nghiệm xấu trong quá khứ khiến nhà quản lý ngày càng còng lưng xuống dưới sức nặng của khối lượng công việc. Làm sao để có thể thoát khỏi gánh nặng đó? Một trong những giải pháp là cần thiết phải nắm rõ và thuần thục trong kỹ năng uỷ thác công việc chứ không đơn thuần coi việc uỷ thác giống như một kỹ năng “từ bỏ công việc”. Để làm được điều này, đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình uỷ thác công việc. Công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác? Việc đó sẽ được uỷ thác cho ai? Khi nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì? Sau khi uỷ thác nhà quản lý phải làm những gì, làm như thế nào?... Để bắt đầu, nhà quản lý cần phải thuần thục các bước trong qui trình uỷ thác. Công việc gồm 7 bước chia làm 3 phần như sau: Phần 1: Chuẩn bị cho việc uỷ thác hiệu quả Bước 1: Xác định công việc, nhiệm vụ cần uỷ thác, lý do tại sao cần uỷ thác. Uỷ thác để giảm tải cho nhà quản lý, củng cố niềm tin phát triển nhân viên cấp dưới hay cải thiện các mối quan hệ trong tổ chức. Bước 2: Xác định phạm vi quyền hạn trách nhiệm uỷ thác, mức độ quyền hạn và trách nhiệm sẽ được giao sẽ như thế nào. Bước 3: Lựa chọn người có thể uỷ thác. Các tiêu chí cần được cân nhắc khi chọn người uỷ thác là gì? Ưu tiên năng lực, định hướng phát triển, kinh nghiệm hay thời gian...? Phần 2: Thực hiện công việc uỷ thác Bước 4: Thực hiện việc ủy thác công việc cho người được lựa chọn (nếu thất bại quay trở lại bước 3). Trong bước này nhà quản lý cần chỉ cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của công việc được uỷ thác, xác định với họ các kết quả mong đợi, chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm được giao, thoả thuận các qui trình báo cáo phản hồi đánh giá. Bước 5: Thông báo cho những cá nhân, bộ phận có liên quan. Để đảm bảo điều kiện giúp người được uỷ thác thực hiện công việc, nhà quản lý phải thông báo công việc nhiệm vụ uỷ thác và mức độ quyền hạn, trách nhiệm tới những nơi có liên quan cùng với các yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ. Phần 3: Phản hồi thông tin Bước 6: Theo dõi hỗ trợ người được uỷ thác. Để đảm bảo công việc được thực hiện tốt cần có hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả từ phía nhà quản lý tới nhân viên được uỷ thác. Bước 7: Đánh giá rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo. Nhà quản lý luôn phải đối đầu với những lựa chọn, để có thêm thời gian mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải thành công trong uỷ thác công việc. Uỷ thác công việc ngược trở lại đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng và không ngừng nâng cao kỹ năng của chính mình. Theo vneconomy