Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Nokia C5 03 FPT mới chính hãng tặng thẻ 2GB

Nokia C5-03 Bảo hành: 12 tháng Giá: 4.290.000 VND Thông tin nổi bật: Tặng thẻ nhớ 2GB TỔNG QUAN Băng tần 2G: GSM 850 / 900 / 1800 / 1900 3G: HSDPA 900 / 1900 / 2100 KÍCH CỠ Kích thước 105.8 x 51 x 13.8 mm, 65 cc Trọng lượng 93 gam NGÔN NGỮ Có tiếng Việt HIỂN THỊ Loại màn hình Cảm ứng TFT 16 triệu màu Cảm biến xoay tự động Kích thước 360 x 640 pixels 3.2 inches NHẠC CHUÔNG Kiểu nhạc chuông 64 âm sắc, MP3, AMR, Wav... Báo rung BỘ NHỚ Danh bạ Nhiều Bộ nhớ máy 40 MB 128 MB RAM Hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD(TF), Hỗ trợ lên tới 16GB Nhật ký cuộc gọi DỮ LIỆU GPRS Class 32 EDGE Class 32 3G HSDPA, 10.2 Mbps; HSUPA, 2 Mbps USB Có, v2.0 MicroUSB WLAN Wi-Fi 802.11 b/g, UPnP technology Bluetooth Có, v2.0 hỗ trợ A2DP ĐẶC ĐIỂM Màu sắc Nhiều Trò chơi Có, cài đặt sẵn trong máy Có thể cài thêm Camera 5 MP 2592 х 1944 pixels Hệ điều hành Symbian OS v9.4, Series 60 rel. 5 Đặc điểm khác CPU: ARM 11 600 MHz processor - ...mmand/dial - Flash Lite 3.0 - T9 ĐẶC ĐIỂM PIN Pin chuẩn Li-ion, 1000 mAh Thời gian chờ Lên đến 600 giờ Thời gian đàm thoại Lên đến 5 giờ

Mở hộp smartphone 'siêu mẫu' Sony Ericsson Xperia Arc

Điện thoại cao cấp nhất của Sony Ericsson với thiết kế phần thân dày 8,7 mm (mỏng hơn cả iPhone 4) chuẩn bị được bán Việt Nam vào cuối tháng 4. Hộp của Sony Ericsson Xperia Arc. Phụ kiện có cáp, sạc, tai nghe và sách hướng dẫn. Xperia Arc dùng màn hình LCD Bravia cỡ 4,2 inch cho hình ảnh sắc nét ngay cả dưới ánh nắng. Giắc cắm tai nghe 3,5 mm ở bên trái của máy. Bên phải có khe micro USB. Dưới đáy là loa và micro. Cổng HDMI mini và nút nguồn ở trên đỉnh máy Mặt sau có camera 8,3 megapixel, đèn flash LED, cảm biến Sony Exmor R và quay phim HD Sản phẩm được trang bị chip Qualcomm 1 GHz, RAM 512 MB, bộ nhớ trong 320 MB, khe cắm thẻ microSD và thỏi pin 1.500 mAh. Hình chụp thử từ Xperia Arc. Video quay bằng Xperia Arc. Sử dụng smartphone cao cấp của Sony Ericsson. Lướt web thử trên Xperia Arc. Thế Mạnh (Ảnh, video: Engadget)

Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ

Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang...> Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?/ Làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ? Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt. Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần: - Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông) Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên: - Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ) Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm. Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất. Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà, bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa. Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên. Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống. Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

'Hãy nhường một tý tình thương, có người đang cần lấy điều này'

Hơn nửa tháng đã trôi qua từ “ngày ấy “… cuộc sống đã phần nào trở về sự ổn định. Người ta không còn nhắc nhiều đến những chuyện đã qua trong trận động đất nữa, truyền hình đã phát thanh lại những chương trình ca nhạc kịch film, nhưng xen lẫn trong đó là những lời kêu gọi động viên, đại loại xin hãy góp sức đoàn kết để vượt qua khó khăn hiện tại. Mình thích những câu kêu gọi hết sức ngắn ngủi nhưng hiệu quả đã làm mọi người phải nghĩ lại và cố gắng: “Hãy nhường một tý tình thương, có người đang cần lấy điều này, một chút xíu sự tiết kiệm điện của bạn đó”, hoặc “Ai cũng cùng góp sức thì chúng ta sẽ vượt qua “… , “Không sao đâu, Bạn không chỉ một mình, còn có mọi người trên tòan thế giới”. Ngoài đường dần dần cũng đông đúc hơn, người ta bắt đầu mua sắm trở lại nhưng chủ yếu vẫn chỉ mua thực phẩm và đồ gia dụng gia đình. Có cảm giác không khí chung quanh thật yếu ớt như một người bị bệnh nặng thật kiệt quệ, giờ mới bắt đầu bước ra khỏi nhà để vào những sinh hoạt thường nhật. Các vùng Kanto (bao gồm Tokyo và các tỉnh phụ cận) bắt đầu vào lịch cúp điện thường xuyên, thay phiên nhau theo từng khu vực được thông báo cụ thể. Khi bị cúp điện thì không nói làm gì, vào giờ có điện họ vẫn tiết kiệm “tất cả nhường điện cho miền Bắc” điện chỉ được sử dụng vừa đủ để thắp sáng. Thành phố đêm về, ngày xưa lộng lẫy ánh đèn giờ hiu hắt mặc dù mọi sinh họat vẫn như cũ, các cửa tiệm vẫn cứ mở, nhưng tắt tấm bảng hiệu, chỉ để tờ giấy đơn giản: “Tiệm đang bán, xin mời vào” hoặc trong tiệm không bật lò sưởi người ta vui vẻ mặc áo ấm co ro vì lạnh. Bãi đậu xe trước đây vừa đậu vào là có cái càng chắn lại, phải trả tiền giữ xe mới hạ càng xuống cho xe ra, giờ thì tiết kiệm điện người ta cũng cho máy nghỉ, chỉ để bên cạnh cái thùng giấy để người gửi xe tự giác bỏ tiền vào. Sống ở Nhật bao nhiêu năm mình chưa bao giờ thấy được trọn vẹn ánh trăng, vì trăng đã bị những ánh đèn lấn át ánh sáng, còn giờ đây thấy trăng ở xứ này mà như “trăng của quê mình “ vào những ngày cúp điện trải chiếu nằm ở ngoài sân để ngắm trăng, nhờ cúp điện, mình thấy bớt cái cảm giác lạc lõng ở xứ người. Ở đâu trên trái đất này mọi người cũng cùng chung một bầu trời một trái đất, vậy thì phân chia biên giới phân chia lãnh thổ để làm gì nhỉ. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Vì không kêu gọi đó thôi, mọi người ai cũng có một tấm lòng, vấn đề là đánh thức người ta dậy và hành động với tấm lòng đó chứ đừng để ngủ quên chỉ dừng lại trong suy nghĩ… Người Nhật quen sống tiện nghi vậy mà bây giờ không ai phàn nàn với sự bất tiện của sự tiết kiệm điện, vì họ biết được rõ sự cố gắng của họ sẽ đem đến cho người khác chút gì đó… Hôm nay mình đã leo bộ đến tầng thứ mười của tòa nhà vì có điện mà người ta lại ngắt điện không cho sử dụng thang máy, leo mệt quá mình định mở miệng càu nhàu nhưng nhìn sang thấy bà bầu và ông già bên cạnh đang ráng leo bộ, mình lại im.. Người ta thế mà cũng “cố” thì mình cũng phải “gắng”. Chứ biết sao … Có người đồn rằng điện sẽ thiếu cả năm nữa, sắp đến mùa hè không có máy lạnh không có thang máy không biết làm sao đây… Mà thôi đó là chuyện của mùa Hè, biết đâu đến đó mọi chuyện sẽ tốt hơn. Gạo và xăng dễ mua hơn trước nhưng nước suối đóng chai lại khan hiếm, lượng phóng xạ tuy không nhiều nhưng để đề phòng người ta tìm uống nước suối nhiều hơn trước. Đến các siêu thị quầy nước suối trống trơn, hoặc chỉ bán một người được 2 chai nhỏ, một số nhà máy liên quan đến nước uống đã đóng cửa vì không có nước sạch để sản xuất. Cái gì chứ không có nước sạch thật là vất vả, nhưng mà nghĩ cho cùng nếu cẩn thận được việc nước uống thì nước rửa rau, nước rửa chén, nước nấu ăn, nước để tắm chẳng lẽ dùng nước suối c , đã nhiễm thì nó vào bằng mọi cách chứ đâu phải chỉ từ nước uống. Tự nhủ thầm thôi thì nhắm mắt uống đại cho xong, biết đâu “dĩ độc trị độc” lại chữa được bệnh gì đó vốn có trong cơ thể mà mình chưa biết. Gần đây đã bắt đầu bớt những trận động đất nhẹ, bầu trời trong hơn tươi sáng hơn. Tuy chưa hòan chỉnh, đường xá lên các tỉnh phía Bắc bắt đầu thông để mang hàng hóa và những người tình nguyện viên đến chỗ của những người bị nạn. Các khẩu phần thực phẩm và thuốc men, vật dụng cá nhân tăng lên hơn trước nhưng người già và trẻ em bệnh nhiều hơn. Thì lạnh đến thế làm sao mà chịu nổi… Tại các tỉnh phía Bắc những nơi trực tiếp bị thiệt hại thiên tai người ta đã bắt tay vào việc tái kiến thiết, còn ngổn ngang đau lòng lắm nhưng họ đã buộc chặt lại cái khăn trên đầu và nói: Hãy cho chúng tôi thời gian, chúng tôi sẽ làm lại “. Đa phần dân chúng các vùng ven biển sống bằng ngư nghiệp, giờ đây biển thì loang dầu, nước thì nhiễm phóng xạ, họ ưu sầu nói : “Không biết chúng tôi sẽ làm gì đây nữa , mất cái nhà có thể xây lại nhưng mất cái thuyền mất, cái nghề chẳng biết phải làm sao“, nghe mà xót xa chi lạ. Tivi chiếu một gia đình thật xui xẻo từ nơi xa họ mới dọn đến thành phố Iwaki để lập nghiệp, trước ngày sóng thần đổ vào 2 ngày họ vừa mới khai trương tiệm ăn mới. Sóng và động đất đã phá tan tất cả, người chủ miệng cười nói rằng sẽ làm lại mà nước mắt lại chảy dài. Có nên tin không vào số phận …!!! Bây giờ nối lại được thông tin, nên ở đâu trên tivi trên radio va trên mạng đều nghe các lời nhắn tìm thân nhân, cha mẹ vợ chồng con cái tìm nhau táo tác: “Tôi là …đang ở khu tập trung …muốn liên lạc với ….Nhà cửa sập hết cả rồi … mất hết cả rồi … nhưng sức khỏe vẫn tốt, đừng lo lắng cho tôi“. Hầu như đó là mẩu tin nhắn chung, họ sợ người thân lo lắng cho họ hơn là bản thân đang gánh chịu bất hạnh …Những người may mắn thì được hội ngộ, còn nếu không may mắn thì vẫn cứ mãi hoài tìm kiếm. Đêm qua mình mất ngủ với hình ảnh bà già người ta phỏng vấn trên tivi, bà ấy nói trong tiếng khóc: “Tôi nhớ vào lúc đó tôi đã cầm tay ông ấy, cầm chặt vậy nè - bà ấy siết hai bàn tay lại với nhau để diễn tả - Vậy mà khi tôi tỉnh lại chỉ còn mình tôi, ông ấy đã đi đâu mất rồi, bà chỉ ra biển khơi và nấc lên…có phải ông ấy ở trong đó không?”. Ôi biển !, biển hiền lành biển đẹp là thế, tại sao lại có khi giận dữ để phải làm bao nhiêu người đau khổ? Biển có nghe bà già nhắn nhủ đó không, nếu biển còn đang giữ ông già biển hãy trả lại ông ấy cho bà ta nhé, trời còn lạnh lắm bà già cứ mãi đi tìm ông già như thế thì tội tình lắm biển ơi!!! Japan, 29 Mar 2011

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Bón phân hợp lý


Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp . 1. Thế nào là bón phân hợp lý Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối: a. Đúng loại phân: Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu. Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm. b) Bón đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng. Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây. c. Bón đúng đối tượng: Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng. Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất. Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh. Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên. Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3 nhóm các mối liên hệ: thông tin, năng lượng và vật chất. Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận động, chuyển hoá một khối lượng vật chất lớn. Các mối liên hệ thông tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động nhẹ với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn. Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón. d. Đúng thời tiết, mùa vụ Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ đã được trình bày một phần ở phần II của sách này. e. Bón đúng cách Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v... Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới. Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v... Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân. g. Bón phân cân đối Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau. Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau. Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường. Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là: - Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. - Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. - Tăng phẩm chất nông sản. - Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT Tuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây [...]

THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT Tuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao. Chậu lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế! Mặc dù trồng Bonsai, các ghệ nhân muốn kiềm hãm sự tăng trưởng của cây, nhung với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau thành 1 khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho cac rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ. Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn, cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay dất mới có thể tháo gỡ bộ rễ. làm cho rễ dễ thở hơn trong dất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây ve 6` nguồn thức ăn, nước và không khí. Lúc thay đất có thể bổ xung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết, vì sau một thời gian hàm lượng chất bổ trong đất bị rễ hút hết, đất bị chai sạn lại , kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí. Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chugn như sau: Cây Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất và tùy theo mứt độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cứ 3-5 năm mới thay đất một lần ( cây lá kim tăng trưởng chậm). Những cây Bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên. Trong khi thay đất có thể thay chậu luôn, hay vài lần thay đát mới phải thay chậu (5-7 năm) tùy theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống. Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân ( ở các tỉnh miền Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không bao giờ thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây dang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi thành thực có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào tuổi già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất. Cần chọn đất thích hợp với từng loại Bonsai để thay thế. Đối với các laọi cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần dất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất pha cát. Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất cát pha, 10% lá mục nát. Đất ở dáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giớ khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kính 6-10 mm) còn đất mặt thì mịn hơn được ray qua các lỗ nhỏ hơn. B. THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤTTuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao. Chậu lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế! Mặc dù trồng Bonsai, các ghệ nhân muốn kiềm hãm sự tăng trưởng của cây, nhung với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau thành 1 khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho cac rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ.Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn, cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay dất mới có thể tháo gỡ bộ rễ. làm cho rễ dễ thở hơn trong dất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây ve 6` nguồn thức ăn, nước và không khí.Lúc thay đất có thể bổ xung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết, vì sau một thời gian hàm lượng chất bổ trong đất bị rễ hút hết, đất bị chai sạn lại , kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí.Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chugn như sau:Cây Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất và tùy theo mứt độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cứ 3-5 năm mới thay đất một lần ( cây lá kim tăng trưởng chậm).Những cây Bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên.Trong khi thay đất có thể thay chậu luôn, hay vài lần thay đát mới phải thay chậu (5-7 năm) tùy theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống.Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân ( ở các tỉnh miền Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không bao giờ thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây dang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi thành thực có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào tuổi già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất.Cần chọn đất thích hợp với từng loại Bonsai để thay thế.Đối với các laọi cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần dất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất pha cát.Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất cát pha, 10% lá mục nát.Đất ở dáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giớ khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kính 6-10 mm) còn đất mặt thì mịn hơn được ray qua các lỗ nhỏ hơn.

Triết gia cây cảnh



Sinh ra đứng thẳng

Người buộc uốn cong
Dưới chân tù hãm
Mây đầu thong dong


Châu tuần bốn phía

Bè bạn muôn nơi
Về đây tụ hội
Vẫy lá môi cười


Gặp nhau hôm sớm

Luận bàn nhân sinh
Triết gia cây cảnh
Sống đời tâm linh.
(NDH)